|
Cầu sắt Yên Châu |
bản Nà Khái ,
Xã Sặp Vạt,
Yên Châu |
Di tích thuộc bản Nà Khái, xã Sập Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Từ huyện lỵ Yên Châ xuôi về Hà Nội, cách huyện lỵ Yên Châu là 2,5Km về phía tay phải là di tích Cầu sắt Yên Châu. Từ di tích Cầu sắt Yên Châu, ta rẽ phải về hướng Tây và đi lên khoảng 1Km là tới di tích "Đồi phòng không", nơi trận đại pháo cao xạ bảo vệ cầu sắt Yên Châu.
|
Di tích lịch sử kháng chiến
|
Xuống cấp
|
|
Di tích lịch sử Cầu trắng Sơn La |
Tổ 4 ,
Phường Tô Hiệu,
Thành phố Sơn La |
*Lịch sử tên gọi của di tích:
Cầu trắng: Nằm ở trung tâm thị xã Sơn La, vắt ngang qua dòng suối Nâm La nối liền huyết mạch giao thông trên đường Quốc lộ 6, Từ Hà Nội lên Điện Biên. Cầu do người Pháp xây dựng vào những năm ba mươi của thế kỷ XX. Cầu được quét vôi mầu trắng nên nhân dân địa phương gọi là Cầu trắng.
*Cầu 308: Từ thủ đô Hà Nội theo con đường quốc lộ 6 lên tới thị xã Sơn La đến Cầu trắng là 308km, có tên gọi là cầu 308
|
Di tích lịch sử kháng chiến
|
Xuống cấp
|
|
Thác Dải yếm |
Vặt ,
Xã Mường Sang,
Mộc Châu |
Tên thường dùng: Thác Dải Yếm
Tên địa phương: Thác Ta Lét: Trươn tuột, trơn trượt
Thác nước bản Vặt
Các dòng tạo nên thác dải yếm:
* Suối Vặt được tạo bởi dòng nước từ khe Bó Co Lắm và Bó Tá Cháu
- Dòng suối thứ nhất chảy từ Bó Co Lắm (Mó nước này ngày xưa có cây đa to gọi là co lắm)
- Dòng suối thứ hai chảy từ khe Bó Tá Cháu (Nước mó sạch dùng để lấy nước về chùa Vặt Hồng tắm cho tượng phật)
- Thác còn được tạo bởi từ dòng suối Huổi Lùn (Suối chảy qua bản Lùn)
|
Danh lam thắng cảnh
|
Nguyên vẹn
|
|
Văn bia Quế Lâm Ngự Chế |
Tổ 3 ,
Phường Chiềng Lề,
Thành phố Sơn La |
Theo quốc lộ 6, cách Hà Nội 320km và Điện Biên Phủ 160km, du khách sẽ tới thị xã Sơn La, một trung tâm của vùng Tây Bắc. Từ ngã tư cầu 308 rẽ tay phải theo đường Chu Văn Thịnh hoặc từ cầu 308 phía đường lên Lai Châu, du khách đều có thể tới được di tích Lịch sử - Văn hoa Văn bia "Quế lâm ngự chế", di tích nằm bên phía tay phải, cách trục đường Lò Văn Gía 500m. Di tích đã minh chứng cho 1 thời kỳ lịch sử của vị Vua hùng tài, đại lược Lê Thánh Tông cùng quân sỹ đi chinh phạt quân phiến loạn của vùng biên cương phía Tây của Tổ Quốc, giữ bình yên cho cõi nước nhà. Di tích được phát hiện năm 1965 và được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng quốc gia ngày 5/2/1994.
|
Di tích lịch sử - văn hóa
|
Xuống cấp
|
|
Cây Đa Pắc Ma |
Pắc Ma ,
xã Pắc Ma,
Quỳnh Nhai |
Cây đa Pắc Ma, thuộc xã Pắc Ma, huyện Quỳnh Nhai. Là cây mọc tự nhiên ở tại bản Pắc Ma, xã Pắc Ma, cách đường liên tỉnh 171 khoảng 300m trên một quả đồi có dáng như Yên Ngựa. Trong thời kỳ kháng chiến Chống thực dân Pháp, huyện Quỳnh Nhai có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là cửa ngõ để ta có thể từ Than Uyên đi vào, tiến sang Tuần giáo và lên Điện Biên. Tại khu vực cây đa này trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp năm 1952 bộ đội ra đã tiêu diệt được 72 tên địch trong tiểu đoàn Ta Bo thứ 17 quân Viễn Chinh Pháp, thu được nhiều vũ khí. Với trận đánh thắng lợi này đã góp phần chọc thủng phòng tuyến Sông đà của địch, giải phòng hoàn toàn Quỳnh Nhai, tạo điều kiện thuận lợi cho hướng thọc sâu và giành thắng lợi to lớn trong hai đợt của chiến dịch tiến công giải phóng Tây Bắc.
Cây đa là một chứng tích gắn với thắng lợi của bộ đội ta trong chiến dịch
|
Di tích lịch sử kháng chiến
|
Xuống cấp
|