Chi tiết hồ sơ

Tên Vải lanh (BTSL: 2835)
Địa điểm Bản Hồng Ngài, Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Bắc Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hồng Ngài
Mô tả chi tiết

          Do điều kiện sống ở những vùng rừng núi cao, nơi mà mọi phương tiện đi lại, giao lưu đều khó khăn. Do vậy, để đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cuộc sống, các gia đình người Mông đều tự trồng lanh dệt vải tự trang bị cho mình và gia đình như quần áo, chăn màn...

          Để làm được vải lanh, người phụ nữ Mông thường phải trải qua các bước sau:

- Tìm đất trồng lanh rồi phát dọn, đốt cuốc xới...

- Trồng, làm cỏ và thu hoạch

- Tước và se sợi

- Dệt nhuộm, chế tạo thành sản phẩm.

         Thời gian để hoàn chỉnh các công đoạn trên thường gần 1 năm. Nên họ làm chủ yếu là để dùng đủ cho gia đình, rất ít khi trao đổi buôn bán trên thị trường.

         Tấm vải lanh này được cắt ra từ 1 cuộn vải có chiều dài 7 sải tay, đây là số đo đúng và đủ cho một bộ váy áo của người phụ nữ dân tộc Mông hoặc đủ một bộ quần áo của nam giới Mông.

         Tác dụng của vải lanh là dầy bền và chắc luôn luôn giữ cho cơ thể ấm áp, chống lại được cái rét thấu xương của vùng núi rừng. Núi cao nơi quanh năm sương mù bao phủ, tô đẹp thêm nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ Mông.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da