Mây tre đan là một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng. Với những nguyên liệu sẵn có của tự nhiên như tre, mây, nứa... kết hợp với bàn tay khéo léo đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, bền đáp ứng cho nhu cầu và trao đổi.
Cóm khẩu là một vật dụng được sử dụng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt thường ngày của dân tộc Thái.
Giỏ đựng cơm (cóm khẩu) được cấu tạo nên bởi nhiều phần:
-
Nắp đậy (pha cóm khẩu)
-
Miệng (Pák cóm khẩu)
-
Thân (khảng cóm khẩu)
-
Đáy (cổn cóm khẩu)
-
Dây đeo (sài cóm khẩu)
Với chất liệu bằng mây tre cóm khẩu có chiều cao: Cóm khẩu 1: 22cm; Cóm khẩu 2: 20cm.
Có nắp hình vuông, đáy vuông, miệng tròn, phía dưới đáy cóm khẩu có 2 thanh gỗ bắt chéo nhau với công dụng để cóm khẩu đứng vững, tránh cho cớm tiếp xúc trực tiếp với đất để giữ vệ sinh. Cóm khẩu còn có dây đeo (sài cóm khẩu). Dây đeo được luồn qua đáy, lên nắp có tác dụng giữ cho nắp cóm khẩu khỏi bị rơi và đeo đi mỗi khi đi nương và treo lên khi không sử dụng. Đặc biệt cóm khẩu được đan 2 lớp, nắp cóm khẩu 3 lớp với cấu tạo như vậy nó nhằm giữ cho xôi không bị nát toát mồ hôi, để được lâu. Cách sử dụng cóm khẩu: khi xôi cơm chín, họ đổ ra và quạt cho gần khô thì cho vào cóm khẩu để: Bảo quản được lâu, dễ sử dụng và di chuyển được dễ dàng hơn khi đem đi nương.
Như vậy cóm khẩu là một vật dụng có chức năng để sử dụng rất tiện lợi và thông dụng chính vì những điều trên mà cóm khẩu rất được chú trọng trong bảo quản, không để bừa bãi.
|