- Kỹ thuật chế tác: Khi người thợ tổ chức hành nghề thì những khuôn đúc, kìm gắp, bộ kéo tới cũng như những thanh trạm trổ, đồ làm nung chảy bạc đều do người nghệ nhân tạo ra bằng hình thức thủ công.
- Dân tộc Thái cũng giống như các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc dùng đồ trang sức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh cũng như để đáp ứng nhu cầu làm đẹp. Đồ trang sức của dân tộc Thái rất đa dạng phong phú, chẳng hạn cúc áo của người phụ nữ, xà tích, hoa tai, Trâm cài, nhẫn, vòng tay, xà tích, vòng cổ... Chính vì vậy nghề thủ công truyền thống trạm bạc rất phát triển. Đây là một nghề có ý nghĩa quyết định về mặt văn hóa xã hội của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc. Bộ đồ trạm bạc cũng rất phức tạp để tạo ra các sản phẩm đẹp, đa dạng về kiểu dáng mẫu mã. Ngày nay nghề trạm bạc vẫn được duy trì ở vùng Sơn La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, của tỉnh Sơn La.
1. Cân tiểu ly:
Cán bằng nhựa dài 25cm; Đường kính 0,5cm; Đĩa tròn đường kính 7cm; Hộp đựng cân dài 29cm, độ rộng 9cm.
2. Dụng cụ để nung chảy kim loại bạc (Bảu ló):
Là một cái chén nặn bằng đất đáy tròn miệng có ĐK 5,5cm; Cao 5cm; Sâu 4,5cm; Vỏ đất dày 0,5cm (1 hiện vật)
3. Búa (Cọnk) 2 hiện vật:
- 1 Búa bằng sắt, cán gỗ, búa đinh dài 6cm; rộng 1,5cm; Cán búa bằng gỗ: dài 18cm; rộng 1,5cm; dày 1cm
- 1 Búa bằng sừng, cán tre: Phần búa là sừng dài 6,5cm; ĐK 3cm; Cán búa bằng tre dài 20cm; rộng 1cm; dày 0,4cm
4. Khuôn dập bằng chì: 2 hiện vật
- Khuôn hình trụ: Cao 3cm; ĐK 2,5cm; Trên đầu có hình cúc lồi 0,10cm
- Khuôn hình trụ thứ 2: Cao 3cm; ĐK 2,5cm; Trên đầu có hình cúc chìm (2 khuôn chập vào nhau để đúc dập 1 bên phải một con bướm bên trái hợp thành 1 đôi khuy).
5. Khuôn hình cúc và một số khuôn hoa văn khác:
- Khuôn hình cúc bướm hình củ ấu: 1 hiện vật
- Khuôn cúc hình khau cút: 4 hiện vật
- Khuôn cúc hình con ve (chắc chắn): 2 hiện vật
- Khuôn cúc hình con tôm (Tôk cưng): 1 hiện vật
- Khuôn cúc hình con nhện (Tôk sính xao): 1 Hiện vật
- Khuôn hình trâm cài tóc là bông hoa (cải cúc, hoa hồng): 2 hiện vật
- Khuôn dập vòng tay dân tộc Thái trắng: 1 hiện vật
6. Kìm:
- Thường được dùng để kéo tời bạc: 1 hiện vật
7. Hông xao (sắt đục lỗ để kéo thành sợi) 1 hiện vật
8. Kéo cắt bạc 2 hiện vật:
- Một chiếc phần kéo cắt 5cm, tay cầm 9cm
- Một chiếc phần lưỡi cắt 3cm; Tay cầm 8,5cm, 1 bên tay cầm dài 16cm.
9. Que trạm hoa văn: 11 hiện vật (Mạk chạmk)
- Bao gồm que trạm, cúc bướm, que trạm vòng tay, que trạm xà tích, que uốn khuy cúc, que trạm hoa văn châm cài đầu.
10. Bộ đồ làm nung chảy bạc (Bảu ló) 1 hiện vật:
Cao 4cm; ĐK miệng 4,5cm
- Đồ trang sức không mang ý nghĩa tâm linh, nhưng việc đeo đồ trang sức đối với người Thái có mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
- Hiện vật có chịu ảnh hưởng của 1 số dân tộc ở vùng lân cận và dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày thái. Chẳng hạn vòng tay, cúc áo, xà tích, vòng cổ... có nét họa tiết hoa văn giống nhau.
|