- Kỹ thuật chế tác: Dụng cụ làm bông vải sợi do người đàn ông khéo tay trong gia đình hoặc trong bản làm bằng kỹ thuật thủ công truyền thống.
- Đối với đồng bào dân tộc Thái dụng cụ dệt vải được chị em phụ nữ nâng lưu và bảo quản cẩn thận bởi vì nó rất thiết thực cho việc dệt vải, mùa hè trồng bông xong vào mùa đông thì thu hái bông về chế biến và dệt vải. Trong các công đoạn (7 công đoạn) chế biến bông vải sợi đều liên quan với nhau thành dây chuyền do vậy bắt buộc chị em phụ nữ nào cũng phải thạo tất cả các công đoạn. Dụng cụ được cất giữ rồi lại đem ra sử dụng vào các vụ sau. Mỗi một thành viên nữ trong gia đình có 1 bộ làm bông vải sợi và con gái Thái bắt đầu 13 - 14 tuổi đã tự làm một số công đoạn để dệt.
- Để chế tác ra các công cụ chế biến bông vải sợi người đàn ông khéo tay cũng phải chọn thời điểm thích hợp là mùa đông vào rừng chọn lọc loại gỗ, tre, nứa để chặt đem ngâm và làm dụng cụ. Vì có chặt cây đúng mùa mới tránh bị mọt bởi vì dụng cụ để lâu dài dùng được nhiều năm mới phải thay.
- Các hiện vật chế biến bông vải sợi của dân tộc Thái không được sử dụng trong nghi lễ tôn giáo. Mà đồng bào Thái ở Sơn La vẫn rất thịnh hành nghề dệt vải để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong đời sống hàng ngày. Do đó từ dụng cụ cán bông, kéo sợi, guồng sợi, xe sợi, giăng sợi đều có liên quan tới nhau theo một qui trình chế biến bông thành vải.
- Các dụng cụ đều được làm bằng tre nứa nên hình thức bảo quản cũng theo một qui trình. Khi mùa đông thiết kế xong được đem hong trên gác bếp, khi cần mới đem ra sử dụng.
- Những dụng cụ làm bông vải sợi là những vật gần gũi với chị em phụ nữ vì nó phục vụ cho việc dệt vải. Một nghề thủ công truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái. Do vậy tuy nó không liên quan tới vẫn đề tâm linh nhưng biểu tượng cái cung bật bông được treo ở "Tay ho" là phần hồn của các thành viên nữ trong gia đình (Điều đó muốn nói rằng là phụ nữ phải thạo việc dệt vải cắt may). Ngoài ra để thiết kế những dụng cụ liên quan đến việc dệt vải người thái đều chọn ngày tốt.
- Hiện vật có chịu ảnh hưởng của một số dân tộc có cùng nhóm ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ Môn khơ me.
|