Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ đồ nghề trạm bạc dân tộc Thái Sơn La (BTSL:2960)
Địa điểm Bản Pột Là, Phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Phường Chiềng Cơi
Mô tả chi tiết

Dân tộc Thái ở Sơn La có rất nhiều nghề thủ công truyền thống: dệt, rèn, gốm, đan lát. Song nghề trạm bạc cũng đặc biệt phát triển từ rất lâu đời mà một số nơi cho đến nay vẫn duy trì được.

Ở chiềng Cơi đặc biệt trong những năm 1945 dân bản Mé đã có tới 70% gia đình làm nghệ trạm bạc. Ông Quàng Văn Trực là người làm lâu nhất, duy trì đến tận ngày  nay.

Sản phẩm của ông làm thường là những bộ cúc bướm (mak pém), hoa tai (óng hu), vòng tay (mak khen), xà tích (sỏi), châm cài tóc (mạy mản khot cảu),... thường rất đẹp nhiều người thích. Dân ở các vùng lân cận như Ít Ong, Thuận Châu, Mường Trai, Mường La hay mang bạc trắng đến làm. Do đó ông thường giao lưu buôn bán giữa các vùng đó. Hoặc ông mang hàng đi trả cho khách đợt này rồi khi về ông lại mang bạc của khách về đánh tiếp. Nên lúc nào ông cũng có khách hàng. Có những thời kì đói kém giáp hạt ông lại lấy tiền công bằng các sản phẩm nông nghiệp: thóc, đỗ tương, vải vóc,... Muốn giữ được khách đòi hỏi người làm bạc phải có ký thuật cao, tỉ mỉ, kỳ công, sản phẩm phải đẹp về hình thức, chất lượng, trọng lượng đủ.

Nghè chạm bạc dân tộc Thái có nhiều mẫu mã đa dạng, công đoạn rất cầu kì.

1. Bộ đồ làm nung chảy (Bảu ló)

Là một cái chén con thay cho một cái chén nhỏ nặn bằng đất đỏ, vì quá lâu ngày nên đã bị vỡ. Nên sau này người ta dùng chén để nung chảy đồng bạc. Rồi dùng kìm gắp đổ nước bạc vào một cái máng được đục sẵn trên viên gạch. Trước khi đổ nước vào cái máng đó được bôi trơn bởi một lớp mỡ trâu bò (khay) do đó bạc tróc ra được dễ dàng.

- Chén có chiều cao 3 cm đường kính 4 cm.

- Kìm gắp là một thanh sắt dài 36 cm uốn cong ở giữa và 2 đầu gập xuống mỗi bên 3cm để tiện cho việc gắp được dễ dàng.

Ngoài ra chén bạc được nung chảy bởi bếp than củi có bễ thổi bằng lông gà do người thợ tự chế tạo.

2. Kìm

Được dùng hầu hết trong các khâu chế biến, bạc kìm do người thợ tự chế tạo theo lối thủ công (1 hiện vật)

Kìm dài 27 cm là 2 thanh sắt tròn đường kính 1 cm đánh dẹt 2 đầu uốn cong hình bầu dục dài 6 cm.

3. Bộ phận tời kéo bạc thành dây từ to đến nhỏ (Hông xao) - có 5 hiện vật

- Kìm to là một cái kìm tự chế để giữ một đầu dây bạc khi kéo sợi bạc. Tay kìm là sắt tròn đường kính từ 2-2.5cm

     + Kìm dài 23 cm đầu uốn cong hinh con chim cú nên gọi là kim cạu.

- Thanh sắt đục để đút dây bạc để kéo tời (2 miếng) gọi là "pẻn hông k xao"

     + Miếng 1 dài 20 cm rộng 4 cm. Đục thủng lỗ to từ bé đến bé có cỡ khác nhau. Dày 0.5 cm

     + Miếng sắt 2 dài 13 cm, rộng 4 cm, dày 0.4 cm đục thủng 8 lỗ với cỡ khác nhau.

- Cọc để kéo tời: "May k chóng" là một đoạn cây dài 78 cm. Đường kính 4 cm - Trắc khỏe có vót 1 đầu nhọn hình nêm tù. Cách đầu nêm 13 cm có đục một lỗ để tra dây bằng da trâu bò - có buộc thắt hình tròn thật chắc dài 22 cm. Da trâu đường kính 1 cm. Da trâu là một  bộ phận đặt giữ 2 bên gọng kìm khi kéo tời dây bạc.

- Giàn gỗ: "Khặc lay không bẻ" là một đoạn cây gỗ chắc dài 1.30m rộng 11 cm. Dày 60 cm. Tại một đầu cách 9 cm có đục lỗ thủng để tra cọc ngàm cao 20 cm - ngam 10 cm. Độ dày của cọc 5 cm. Ngàm hình loe giống như cặp sừng dê. Đó là nơi đặt miếng sắt đã đục lỗ theo chiều ngang miếng. Thỏi bạc được đặt xiên qua lỗ để kéo thành dây nhỏ (giống như cán bún mì). Cách cọc ngàm tới 23 cm có đục liên tiếp 9 bạc theo kiểu bậc thang nhà Tây Nguyên mà người Thái gọi là khẳn lay ko bẻ nghĩa là cầu thang cho dê lên chuồng. Các bậc thang cách nhau đều đặn từ 9-10 cm. Bậc có độ dài 9 cm , rộng 5 cm độ sau nhất 3 cm.tạo đà để kéo tời bạc theo đo dài dần tiến theo chiều lùi dần về phía sau (xa dần phần ngàm).

4. Bạc lá

Là một thanh bạc mỏng đã được kéo ra từ đồng bạc trắng để dập thành cúc bướm (thông thường một bộ cúc bướm cần 2 đồng bạc trắng nên người thợ bạc phải chia ra từng phần phần thì để dập cúc (kín) phần để làm khuy cúc 2.5x2 cm)

5. Bộ dập khuôn cúc,

Là một miếng sắt mỏng dài 10 cm, rộng 3 cm có 1 gờ ở giữa phân đốt chiều ngang miếng sắt khi đổ khuôn đúc cúc bướm người ta cho miếng hoa văn có hình cúc bướm lột vào giữa sau cuốn miếng sắt theo hình tròn như một chiếc thùng thủng đáy rồi đổ chì vào khuôn sau đó ta sẽ được một khuôn chì để dập cúc bướm. Khuôn có 1 hình chìm và một khuôn có hình chìm để thành bộ. Ngoài ra có một dây thép buộc chặt khi đổ khuôn.

6. Mẫu cúc: Người thái thường dập rất nhiều loại cúc  có hình con bướm con ve con nhện và hình khau cút. Ngoài ra cũng mẫu đó có người thích con nhỏ hơn hoặc to hơn. Do đó mỗi con là một mẫu khác nhau.

7. Khuôn dập cúc. (khuôn k chink) 6 hiện vật

Khuôn này phải có một cặp đi đôi. Khi chế biến thành miếng bạc mỏng. Bạc được đưa vào khuôn để dập, khi dập xong phần con của cúc rồi để hoàn thành bộ cúc còn phải đính khuy cài cúc khuôn này thường được đổ bằng chì dày từ 0.5 đến 1 cm.

8. Bộ đồ trạm trổ hoa văn cúc bướm. (mak chạm mak pém) 9 hiện vật

Các độ chạm đều được làm bằng sắt, 1 đầu bằng còn đầu còn lại được chạm khắc vạch ở đầu. Khi muốn chạm khắc người thợ sẽ tự chọn các loại hoa văn để khắc lên từng loại cúc khác nhau. Có loại trạm trên mình cúc có loai tạm lên cánh con bướm,... Cái dài nhất 7 cm cái ngắn nhất 5 cm, một chiếc to vuông cạnh  1 cm.

9. Kéo cắt tỉa cúc bướm: 2 hiện vật

Các đồ bạc khi đã dập xong, bạc thỏi đã kéo xong để làm khuy cúc phải dùng 2 loại kéo nhỏ.

- Kéo 1: Kéo cụt là sắt tròn bằng chiếc đũa dài 14 cm. 2 đầu dẹt 2 cm là lưỡi cắt, mắt kéo và lưỡi ngắn 2.5 cm để cắt bạc day làm khuy cúc con bươm đực.

- Kéo 2: Nhỏ có sỏ tay dùng cắt tỉa cánh và xung quanh con cúc bướm cho gọn đẹp. Kéo dài 13 cm lưỡi và mắt ngắn 1.2 cm nên cắt khỏe và dễ cắt.

10. bộ uốn núm khuy cúc bướm (khot xak) topotome : 2 hiện vật

Là một thanh sắt tròn uốn hinhg tô vít song không có đầu nhọn mà cắt bằng. đường kính 0.5 cm. Dài 13 cm dùng làm cỡ để uốn khuy tròn của con cúc bướm cái (là con khuy tròn rộng hơn: khotxatome).

- thanh sắt thứ 2 nhỏ bằng 1/3 thanh 1 là 1 thanh dài 16 cm 1 đầu tù, một đầu uốn cong để làm tay cầm hình cũng giống tua vít. Đây là cỡ để uốn khuy cài (khốt) con bướm đực (khotxatopo)

11. Bộ đồ trạm trổ vòng tay (mak kham mak khen) 5 hiện vật

Được làm bằng sắt đặc loại to nhất là thanh sắt tròn 1 đầu tù dài 9 cm, 1 đầu dẹt giống nêm bổ củi nhưng làm rãnh để trạm vòng tay đơn (mak khen tak bổng)

Loại thứ 2 là 4 chiếc dài nhất là  9 cm, dẹt mật đầu tù. 1 chiếc ngắn có chiều dài 3.5 cm đầy để trạm trỏ có hình tròn, các loai này dùng để trạm trổ vòng tay kép, đa vòng (mak khen họp)

12. Bộ đồ trạm trổ ống đựng kim (mak chạm bẳng khêm) 3 hiện vật

Là thanh sắt dài 6 cm 1 đầu giống như chiếc đinh, một đầu dẹt hình cong.

13. Khuôn ống đựng kim (khuôn bẳng khêm) 3 hiện vật

Khi có khuôn sẵn và bạc đã được đánh dàn mỏng thành miếng sẽ được đem cuốn xung quanh khuôn gỗ này . Sao cho vừa với khuôn mình muốn làm rồi dùng dụng cụ tram trổ khắc vạch thành hoa văn tùy ý. Ống đựng kim bao giờ cũng được treo bằng dây chỉ mang theo chùm chìa khóa nên khi cần là có ngay. Do đó người thiết kế ống đựng kim vừa có độ rỗng ở bên trong để 2 nắp đóng mở được như ốp tre và lại có lỗ để xỏ dây nên t ươ ng đối công phu.

14. Bộ đèn khò (gồm 2 hiện vật) thuối nay páu hank

- Bát con đựng mỡ trâu hoặc bò có một đoan bấc để đốt thành ngọn lửa.

- Ngoài ra còn có một ống thổi ống này có ống làm bằng cây mạng khoang. (loại cây trúc nhỏ thường làm ống mút rượu cần, ống có độ rỗng ở giữa dài 20 cm. Ngoài ra ở đầu ống có một cái nó bằng đồng dài 10 cm có độ cong 1 cm rỗng trong - được nối với ống tre tạo thành ống thổi hình cái tẩu thông nhau. Đây là dụng cụ để thổi lửa từ bát đèn mỡ vào đồ cần gàn hò, ngọn lửa nhỏ to theo ý người thợ cùng với nước bạc axit làm cho đồ cần hàn sẽ có độ kết dính và chắc lại). Đây là một bộ phận không thể thiếu đối với cả một quá trình làm đồ trang sức bởi nó mang tính quyết định sự hoàn thành của công việc chế tạo ra các đồ trang sức.

Ghi chú thêm:

Đối với dân tộc Thái người ta thường truyền nghề cho những người con, người thân mà họ thây yêu quý, thường là con út. do vậy một gia đình truyền thông có thể duy trì tới nhiều đời.

Đối với dân tộc Thái những sản phẩm của nghề trạm bạc không những là để làm đồ trang sức, thể hiện sự giàu có và mang ý nghĩa tâm linh trong lễ cúng tổ tiên, cúng giải hạn cúng trong tang ma cũng được sử dụng vòng tay, xà tích. Ngoài ra đặc biệt trong đám cưới để cưới được con dâu về nhà người mẹ phải chuẩn bị đôi tóc đòn, 2 đôi vòng tay và một cái châm cài bằng bạc trắng. Nếu gia đình nào giàu có còn phải sắm  thêm nhiều đồ trang sức khác cho cô dâu. Do vậy người ta thường chọn ngày tốt để mang bạc đi tán các đồ vật cưới hỏi cô dâu. còn đối với người làm thợ bạc cũng rất cẩn thận khi khởi nghề hoặc hành nghề họ đều chọn ngày, tháng tốt để làm.

 

 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da