Chi tiết hồ sơ

Tên Mảnh bom (BTSL: 151)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Tháng 10-1907, Sở Kiến trúc thuộc Nha công chính Bắc Kỳ hoàn chỉnh thiết kế mặt bằng Nhà tù Sơn La tại đồi Khau Cả. Và sau đó công sứ Gioăngmông Pêra đốc thúc thi công chỉ trong vòng một năm là xong. Thoạt đầu, Nhà tù Sơn La có diện tích 500m2, xây dựng bịt bùng bằng gạch và đá khá kiên cố, mái lợp tôn. Mùa hè, mỗi phòng giam là một cái lò nung bởi gió Lào tràn về; còn mùa đông, lại biến thành một ngăn tủ lạnh vì khí hậu giá rét nơi miền biên ải.

Năm 1930, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh ở đồn điền Phú Riềng, Nhà máy dệt Nam Định, Nhà máy xe lửa Trường Thi và đỉnh cao là phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh. Để có chỗ giam giữ những “tù nhân nguy hiểm”, thực dân Pháp mở rộng diện tích Nhà tù Sơn La gấp ba lần. Ngoài 5 nhà giam chính với 4 tháp canh, bọn chúng còn bí mật xây dựng hệ thống xà lim ngầm nằm sâu trong lòng đất gồm 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể.

Với địa thế của một nơi “lam sơn chướng khí”, “rừng thiêng nước độc”, bệnh sốt rét luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng không chỉ đối với các tù nhân, mà còn đối với cả người dân sở tại. Chính vì vậy, trong một lá thư mật gửi cho Thống sứ Bắc Kỳ, Công sứ Sơn La Xanhpulôp đã viết: “... Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng sáu tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở nên hiền hòa”.

Lúc bấy giờ, bọn chúng còn dùng những thủ đoạn dụ dỗ dân chúng rằng, ai lấy được đầu một tù nhân cộng sản trốn thoát sẽ được thưởng 20 đồng bạc trắng và 5 tạ muối. Bọn chúng răn đe tù nhân: “Đừng tìm cách trốn thoát, bởi thổ dân sẽ đem đầu các anh về để đổi lấy muối! ”, “Nếu ở Hỏa Lò các anh lo đối phó với chính phủ thì lên Sơn La các anh phải lo đối phó với sốt rét! ”... Chế độ tù đày ở chốn “địa ngục trần gian” khắc nghiệt đến mức tù nhân viết thành thơ mô tả: “Nằm bên nhà xác xa vài bước/ Ngửi cứt cầu tiêu suốt bốn mùa”. Và Nhà tù Sơn La được ví như “chiếc quan tài nắp mở, chỉ chờ tù nhân tắt thở đem chôn”!

Quân và dân ta đã anh dũng đấu tranh làm cho chúng phải rút lui trên chiến trường Tây Bắc.

Năm 1952, Khi rút quân khỏi Tây Bắc chúng đã cho tiến hành ném bom xuống thị xã Sơn La và nhà tù SƠn La để xóa dấu vệt tội ác của chúng tại mảnh đất này.

Mảnh bom là bằng chứng cho tội ác tày trời của thực dân Pháp tại Sơn La.

Loại hình di sản Kháng chiến Chuyên đề Kháng chiến chống Pháp
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Cũ, hỏng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da