Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ đò làm giấy của dân tộc Dao (BTSL: 2990)
Địa điểm Bản Phiêng Bay, Xã Chiềng Khay, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Khay
Mô tả chi tiết

 

* Mục đích sử dụng:

    - Bộ dụng cụ làm giấy của dân tộc Dao đỏ bản Phiêng Bay xã Chiềng Khay huyện Quỳnh Nhai dùng để làm giấy dó và giấy dướng. Thông thường do người phụ nữ sử dụng

* Nguồn gốc, thời gian, kỹ thuật chế tác:

     - Ở Sơn La có 3 ngành Dao: Dao đỏ, Dao tiền, và Dao quần chẹt; Họ cư trú chủ yếu ở huyện Mộc Châu, Bắc Yên, Quỳnh Nhai. Hiện nay dân tộc Dao tiền chiếm số đông nhất sau đến Dao đỏ và Dao quần chẹt.

     - Dân tộc Dao đỏ cư trú ở bản Phiêng Bay có 126 hộ với 769 nhân khẩu. Cơ bản vẫn giữ được nét truyền thống như nhà ở, phong tục tập quán, đặc biệt là ngôn ngữ - từ các cụ già tới các cháu bé đều biết 3 thứ tiếng: Dao, Thái, Kinh.

     - Dân tộc Dao đỏ có nghề thủ công truyền thống đặc trưng nhất đó là nghề làm giấy dó, giấy dướng, Qua trải nghiệm thì giấy dó và giấy dướng của dân tộc Dao ít bị côn trùng xâm hại. Để làm được 2 loại giấy này người phụ nữ dân tộc Dao đã sử dụng những đoạn gỗ hoặc tre (loại gỗ, tre nào cũng được) chặt vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch với mục đích khai thác mùa này sẽ không bị mọt. Việc đục và lắp khung lại do người đàn ông (người chồng, người cha, hoặc người con) trong gia đình đục và lắp. Họ thường làm khung vào tháng 9, tháng 10 dùng tay và dao để làm nên bộ khung, thông thường họ làm khung vào đầu các tháng âm lịch với quan niệm là khi đầu tháng thì bàn tay của người phụ nữ còn sạch sẽ nên công cụ để làm nên những trang giấy sẽ nguyên vẹn và những trang giấy sau khi làm còn trắng trong, tựa như trinh trắng của người con gái Dao giành cho người chồng yêu quí. Bởi với dân tộc Dao thì việc sử dụng giấy do người đàn ông sử dụng, xưa chỉ người đàn ông mới được đi học mới được viết.

    - Thông thường bộ đồ làm giấy gồm có 01 chảo gang, đường kính 90cm, sâu 40cm và 1 sọt đan bằng tre dùng đựng sản phẩm rơm rau khi đun; Sọt có chiều sau 40cm; ĐK 50cm; Từ 5 - 7 khung dệt, khung được làm bằng tre hoặc gỗ có hình chữ nhật. Và có khuôn vải hình chữ nhật nới với khung bằng các nút lạt giang, loại vải dùng làm khuôn phải là vải bông địa phương màu trắng, sợi mịn, được giặt qua 3 đến 5 lần mới sử dụng. Với DT Dao họ luôn mong muốn đạt tới con số lẻ 3, 5 , 7 là cơ bản đó là con số tiến cầu mong sự tròn vẹn và cầu mong cho sức khỏe đặc biệt 7 vía của người đàn ông không bị thất thoát thì gia đình được khỏe mạnh và phồn thịnh.

    - Việc làm giấy dó được tiến hành vào tháng 2 - 3 dương lịch hàng năm vì những tháng này trời ít mưa và là thời gian nông nhàn. Họ chọn những cọng rơm vàng tước bỏ lá và bông ngâm 1 ngày 1 đêm, sau đó cho vào chảo gang có pha chút nước vôi trong đun 1 ngày và ủ bếp 1 đêm sau đó, cho vào sọt mắt dày ngâm xuống nước 1 ngày đêm. Họ dùng gáo múc dải đều thật mỏng ra khuôn phơi khoảng 3 - 5 tiếng khi khô thì thành giấy cất đi. Giấy được dùng làm sách viết. Đặc biệt ngày lễ tết họ cắt thành hình chữ nhật ( 5 x 10) dán lên chum gạo, chạn bát, chuồng trâu, bò, gà để những bộ phận này được ngỉ ngơi. Đây là nghề thủ công truyền thống đặc sắc của dân tộc Dao cần được bảo tồn.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da