Chi tiết hồ sơ

Tên Trang phục nữ dân tộc Thái đen (BTSL: 2345)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Bộ trang phục mặc thường ngày của phụ nữ dân tộc Thái gồm có: Áo cóm, thắt lưng, váy thường, váy lót và xà cạp.

Chị em phụ nữ tự trồng bông dệt vải, nhuộm chàm và cắt may thành trang phục hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Qua nhiều giai đoạn cầu kì mất nhiều thời gian và công sức.

1. Áo cóm

Áo được may bằng hai sải vải đen đã nhuộm chàm. Áo may theo lối xẻ ngực có cổ cao 3 phân ôm khít lấy cổ. cúc cài là bộ cúc bạc hình con bướm gồm 15 đôi. Số lượng cúc bạc là số lẻ vì người dân tộc Thái quan niệm số lẻ là số chưa hoàn mĩ và đang vươn lên, là số của người sống. Bộ cúc bạc chia ra 2 bên tà áo, sắp xếp khâu theo thứ  tự khít vào nhau, bên trái là tô me (con cái) là bên khuyết áo, bên phải là tô pô (con đực) là bên khuy áo. Cúc bạc ngoài nhiệm vụ làm khuy khuyết còn mang tính chất trang trí cho chiếc áo màu trắng bạc làm nổi bật lên trên nền chàm đen. Đồng bào còn quan niệm nó như dòng sữa mẹ nuôi con,  thể hiện sự kết hợp âm dương sinh sôi nảy nở, trường tồn. Cúc bướm tiếng Thái gọi là Mak pém. áo phải được cắt đúng kích cỡ làm sao cho thân áo dài đến đúng chỗ co ở bên dưới ngực và thêm một đoạn gáu sẽ được che vào trong khi mặc váy; áo phải vừa mình mới phô được hình dáng thắt đáy lưng ong. Chiếc áo cũng phải được cắt vừa kích cỡ chiều rộng. Sao cho khi mặc chiếc áo che phủ toàn thân thật kín đáo, nhưng lại bó sát vào thân thể để phô ra phần mực, phần eo. Phải biết chiết vừa 2 bên nách, tap thêm mỗi bên 2 miếng hình tam giác làm cho phần eo gọn, ngực căng nhưng nách áo và tay cử động thoải mái. Phần  cổ phải được cắt khéo để khi mặc chiếc áo ôm khít lấy cổ tạo sự phẳng phiu cho chiếc áo..Cổ áo cũng là tiêu chí lớn nhất để phân biệt trang phục của 2 ngành Thái đen và Thái trắng.

Áo Thái đen cao cổ và cổ áo được cắt  riêng, áo thái trắng thấp xuống và cổ áo liền với thân một dải.

2. Váy

Được may bằng 4 khổ vải 0.4m ghép lại tạo độ rộng của váy. Chiều dài tùy theo từng người cao thấp từ 0.8 đến 1 m. Cạp váy may bằng vải khác màu có độ dài từ 0.15 đến 0.20m thường may bằng vải trắng sợi bông. Khi may váy thường được may theo kiểu khâu vắt để nối các khổ vải lại với nhau, phần cạp cũng được khâu vắt  viền mép của thân lại với nhau và khâu vắt nối 2 mảnh của thân và cạp  váy. Gấu váy được khâu nhỏ và khâu vắt cho mềm mại.

Váy được mặc theo kiểu thắt cổm. Đầu mép phải, trái của váy đều phải gập vào giữa bụng ở một điểm cố định tạo ra đường xếp biểu hiện che giữ phần kín đáo nhất của cơ thể và kéo phần váy phía sau sát vào thân để tạo đường cong từ lưng, eo xuống mông tạo ra những nét cần phô của cơ thể người phụ nữ, cách mặc váy như vậy còn tạo cho đội chân cu ử động dễ dàng đi lại. dải cạp váy là để gập mép vào và gập xuống sao cho thắt lưng nổi cộm lộ rõ đường nét thắt eo.

Váy của phụ nữ Thái ngoài chức năng che cơ thể làm đẹp còn thể hiện sự phân biệt giới tính của trang phục. Theo truyền thuyết của dân tộc Thái xưa kia có một mường đàn ông và một mường đàn bà. Trước mặt nam giới, những người phụ nữ than rằng: "Từ nay trở đi chúng tôi xin mặc váy khâu liền ống.."

3. Váy lót

Trước đây chưa có quần lót phụ nữ Thái thường mặc thêm váy lót bên trong, váy lót thường mặc ngắn hơn váy ngoài 10 cm để khỏi lộ ra ngoài. Váy lót được khâu theo chiều vải ngang hai khổ rưỡi vải chiều dài và ngang một sải, không may gấu cạp, khi mặc được gập theo váy ngoài. Váy lót được khâu bằng vải sợi bông trắng, váy lót vừa có tác dụng tạo sự sạch sẽ, ấm áp vừa tạo sự kín đáo cho bộ trang phục.

4. Thắt lưng

Là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bộ trang phục nữ. Thắt lưng dệt bằng sợi tơ tằm. Chiều dài hơn 2m tức bằng một sải và 1 khủy tay theo cách đo truyền thống, nó không chỉ là một vật để thắt giữ váy, xiết vào thân mà là chỗ tạo đang lưng ong của phái đẹp. Trên nền chàm đen màu sắc của thắt lưng làm nổi bật bộ trang phục, gây sự chú ý  tới phần eo. eo được phô ra của người phụ nữ. Phụ nữ dưới 30 tuổi thường dùng thắt lưng màu xanh lá cây, trên độ tuổi đó thắt lưng là màu tím. Ở 2 đầu thắt lưng được khâu thêm 2 mẩu vải khác màu (đỏ, kẻ) vải bông khi thắt váy có thể buông xuống cho đẹp, hoặc dắt kĩ vào trong thắt lưng cho chặt, không trơn khỏi bị tuột thắt lưng. .Khi thắt váy thắt lưng được trùm ra che phần kín của cạp váy hở ra một đường phia trên tạo thêm màu sắc cho bộ trang phục.

5. Xà cạp

Máy vải bằng sợi bông nhuộm chàm xà cạp có hình tam giác. Xà cạp được cắt theo hình tam giác cân, cạnh góc vuông có độ dài 1 khổ vải 40 cm, độ dài của xà cạp bằng nửa sải vải và có thêm 1 đoạn dây dài nối vào đuôi để buộc xà cạp cho chặt. Xà cạp thường dùng để quấn khi đi làm, bảo vệ đôi chân khỏi bị cào xước. Khi quấn ta quấn phần rộng nhất trước sau đo lần lượt quấn dần vào cho hết xà cạp theo đường xoáy trôn ốc, dùng dây buộc lại cho chặt.\

Các nhà nghiên cứu dân tộc học đã cho rằng: trang phục Thái nổi tiếng bởi sự hài hòa giữa cái che và cái phô ra, giữa cái giản dị mà không kém phần lộng lẫy. Nó đã góp phần vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngoài ra nó còn là thước đo giá trị xã hội của các cô gái Thái trong cộng đồng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da