Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ Y phục ngày thường của phụ nữ Dao tiền (BTSL: 2331)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Phụ nữ Dao tiền không dệt vải mà họ đi mua vải của dân tộc Khác (thường là của dân tộc Thái) về để may y phục. Kỹ thuật cắt may của họ khá đẹp, đặc biệt là kỹ thuật thêu và in hoa văn bằng sáp ong trên váy. Mỗi bộ y phục được cắt may rất lâu và người con gái Dao tiền tận dụng tất cả thời gian nhàn rỗi trong ngày và những tháng nông nhàn để may y phục.

- Một bộ y phục thường ngày gồm có: 1 cái khăn (khăn); 2 cái áo dài mặc chồng lên nhau (miền lui); Một thắt lưng (sai xiu rô); 01 váy ngắn (chùn).

     * Khăn (khăn): làm bằng một khổ vải chàm dài 1,9m ở hai đầu có thêu hoa văn đường diềm, hình vuông, hình chữ vạn bằng chỉ màu đỏ, màu trắng, mỗi đầu có đính nhiều đồng tiền giả bạc (thường là 6 đôi). Ở đầu ngoài cùng có nhiều sâu chuỗi hạt cườm và các tua chỉ đỏ.

     * Áo (miền lui) cả 2 cái kích thước hoa văn như nhau.

       Có chiều dài từ cổ áo xuống gấu = 77cm; Chiều dài từ đầu tay nọ đến đầu tay kia = 1,2m; Chiều rộng thân áo = 55cm; Áo may xẻ tà dài = 30m

       - Ở cổ áo có đính 6 đồng tiền kẽm, hai đầu tay áo có thêu hoa văn chữ thập bằng chỉ màu.

      - Nẹp áo được thêu thành viền nhỏ bằng chỉ màu đỏ xuống ngang với chỗ xẻ tà.

      - Ở đằng sau áo thêu 2 hoa văn chữ vạn có các hoa văn hình chữ thập bằng chỉ màu đỏ, màu trắng.

     - Ở gấu áo cũng được thêu một đường hoa văn nhỏ bằng chỉ màu trắng.

   * Váy dài 45cm; chu vi gấu váy 1,6m; Chu vi cạp váy rộng tùy theo từng nguồn.

      - Váy nữ dna tộc Dao tiền là loại váy hở (không khép cúc, ở phần cạp chỗ 2 mép váy có đính dây để buộc khi mặc váy.

     - Nửa phía trên váy để nguyên màu chàm, nửa phía dưới được trang trí 2 hàng hoa văn hình đồng tiền, nhiều vạch thẳng song song và một băng hoa văn lớn trang trí các đường gấp khúc.

     - Các hoa văn này chính là màu trắng của vải được tạo bởi kỹ thuật vẽ sáp ong lên vải rồi nhuộm chàm, sau khi nhuộm chàm xong thì người ta nhúng vào nước nóng cho sáp ong chảy ra (những chỗ vải vẽ sáp ong thì màu chàm không bắt vào được, vì vậy hoa văn có màu trắng của vải).

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da