Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ đồ lập tịch của dân tộc Dao (BTSL: 1995)
Địa điểm Bản Suối Bí, Xã Mường Cơi, Phù Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Phù Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Cơi
Mô tả chi tiết

- Dân tộc Dao vốn có một nền văn hóa vô cùng phong phú, biểu hiện ở nhiều mặt trong đời sống của cộng đồng. Đặc biệt là trong lễ cấp rắc (lập tịch), ngày lễ đặt tên của người con trai Dao.

- Cũng như nhiều dân tộc Khác, trong xã hội Dao, người con trai được coi trọng. Người ta quan niệm rằng để trở thành người lớn (được lấy vợ, sử dụng tranh thờ, mướn làm thày..) người con trai phỉa được làm lễ đặt tên (lập tịch) để các "ma" chứng kiến. Tùy theo gia cảnh của mỗi gia đình mà người ta lập tịch cho con trai sớm hay muộn (thường từ 10 tuổi đến 16, 17 tuổi). Lễ lập tịch được tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch khi mùa màng đã thu hoạch song và tổ chức trong 3 ngày.

- Nội dung của lễ lập tịch rất phong phú nhưng có thể tóm tắt như sau:

     + Ngày đầu tiên người ta mời anh em, bà con trong bản đến làm giúp các công việc như làm bánh nếp (xôi cơm nếp và gói vào lá chuối), mổ lơn làm cỗ, in giấy ngựa, tiền cúng... Và treo tranh lên bàn thờ.

       Đêm hôm đó bắt đầu làm lễ, Đầu tiên người ta thổi tù và, đánh trống. Sau đó ông ma chính đọc bài ma mời tiên sư đến phù hộ, mời ma lành, ma dữ. Khi ông mo cúng mời các ma xong dân bản cùng nhau múa chèo, lúc này người ta sử dụng tất cả các nhạc cụ làm nhạc đệm như trống, chiêng, chuông...

      Múa hát xong ông mo dắt đứa con trai được lập tịch đến trước bàn thờ (trên đầu, 2 vai người con trai có để 3 cây nến) và làm lễ xin các ma được đặt tên cho con. Đặt tên xong người ta lại múa hát cho đến hết đêm.

      + Sang ngày thứ a một người đàn ông trong bản được chủ nhà nhờ múa bài đuổi ma dữ đi (một ông mo đội bức tranh ma dữ trên đầu tượng trưng).

       Trong đêm thứ 2 có 3 cô gái bản và 3 người con trai hát bài hát cho ma, 2 ông mo đọc sách cúng ma, xin các ma phù hộ.

      + Sáng ngày thứ 3 cả ba cô gái cùng hát bài hát đưa ma lành về quê cha đất tổ. Sau đó ông mo chính đốt giấy ngựa, tiền giả (ý nghĩa là cấp ngựa và tiền cho ma).

         Xen giữa các phần lễ người ta đều múa chèo làm cho lễ "lập tịch" còn có tính chất "hội". Cuối cùng chủ nhà, mo và dân bản tổ chức ăn uống chia lộc. Hai ông mo mỗi ông được 1 đầu lợn, 1 đùi trước, những người giúp việc cho chủ nhà được 1kg thịt.

      Thường thì tổ chức một lễ lập tịch cho con trai, gia chủ phải chuẩn bọ 2 con lợn to mỗi con 70 - 80kg, thịt ướp chua 20kg, rượu 100lit, gạo 200kg.

  * Nội dung các bức tranh thờ của người Dao.

     - Tranh thờ là những hiện vật được người Dao rất quý và cũng đặc biệt không kiêng kỵ. Người ta chỉ được giở tranh, xem tranh vào ngày lễ quan trọng trong năm.

     - Ý nghĩa của các bức tranh mặc dù đã được huyền thoại hóa nhưng nó đã phần nào nói lên nguyên nhân sâu xa của việc lý tán bốn phương của người Dao.

    - Tương truyền rằng ngày xưa khi xã hội người Dao đang yên ổn thì bọ bọn giặc đến xâm lược (bức tranh ma ác mặt đỏ).

    - Vua người Dao (bức tranh ma lành mặt trắng hiền từ) dẫn 36 thứ quân (bức tranh nhiều người) đánh đuổi lực lượng của quân giặc.

   - Quân giặc bị thua chạy, bản làng của người Dao tạm bình yên.

    - Tuy nhiên quân giặc chưa bị tiêu diệt hết vẫn quay lại quấy nhiễu, bởi vậy người Dao phải ly tán mỗi nhóm một nơi.

    - Khi treo tranh thờ người ta cũng treo tuần từ từ trái sang phải là: Tranh ma ác (tướng giặc); Tranh 36 thứ quân, Tranh ma lành (vua Dao). Còn hai bức tranh ma ác và ma lành nhỏ được mo đeo trên đầu. Ngoài lễ Lập tịch, bộ đò này còn được thầy cúng dùng trong đám tang.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Không nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da