Chi tiết hồ sơ

Tên Vòng tay dân tộc Lào (BTSL: 2998)
Địa điểm Bản Mường Và, Xã Mường Và, Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Sốp Cộp Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Và
Mô tả chi tiết

- Vòng tay dân tộc Lào cũng là một trong những đồ trang sức được sử dụng rất rộng rãi, phụ nữ Lào thường đeo trong khi đi làm cũng như đi hội, vòng được đeo cố định từ khi còn nhỏ, tùy thuộc từng lứa tuổi, cổ tay to hay nhỏ người ta sẽ đeo các kích cỡ cho phụ hợp. Người con gái Lào được bố mẹ để tặng cho khi lớn lên đi nhà chồng nếu bố mẹ có thì tặng con gái.

- Vòng tay do nghệ nhân nghề trạm bạc trong vùng tự chế tác theo lối thủ công truyền thống, vòng được đúc rỗng, có độ rộng bản là 2cm, phía trong lòng dẹt độ rộng 1,5cm.

- Hiện vật vòng tay nữ Dân tộc Lào thường đeo ở tay phụ nữ Lào làm đồ trang sức cùng với 1 số đồ trang sức khác như hoa tai, châm cài, xà tích, vòng chân... Không mang ý nghĩa tôn giáo.

- Hoa văn trên chiếc vòng rất đa dạng có đặc trưng riêng của dân tộc Lào như hình kẻ sọc, hình tháp, hình hoa lá, hình tia mặt trời mọc. Tuy nhiên hoa văn trên không liên quan đến tôn giáo. Chiếc vòng được chia làm 4 phần mỗi một phần được phân các bởi một dải hoa văn gạch ngang có 2 đường viền và hai vạch chỉ kèm chấm nhỏ ly ty như dây truyền. Mỗi một phần lại có mô tuýp hoa văn khác nhau. Vòng tay được đúc lên từ bạc nên có giá trị về kinh tế rất lớn, do đó vòng tay cũng được ví như tiền của trong nhà. Nên nó có ý nghĩa tâm linh giống như ở nhóm thái. Người ta thường bỏ vòng bạc vào mâm vải khít để cúng khi trong gia đình có việc cúng lễ.

- Hiện vật có hoa văn ảnh hưởng của dân tộc Thái, dân tộc Hmông (hình tia sáng mặt trời của H'Mông, hình hoa mây (lai bai), hình ngọn núi (hon cáy)... của dân tộc Thái.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da