Chi tiết hồ sơ

Tên Bung gánh dân tộc Thái (BTSL: 2373)
Địa điểm Bản Màu Thái, Xã Phỏng Lập, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Phỏng Lập
Mô tả chi tiết

Bung gánh là một sản phẩm của nghề thủ công truyền thống của dân tộc Thái, nguyên liệu để làm ra sản phẩm này là mây, tre, trên rừng được đồng bào chế biến đan lát mà thành.

Một bung gánh gồm có:

  • Quai bung
  • Miệng bung
  • Thân bung
  • Đáy bung và bộ phận bảo vệ đáy

1. Quai bung

Là những sợi lạt mây được đan bện giống như tết tóc uốn vòng hình quai (vòng cung) để cỏ đòn vào gánh, mỗi một bung có hai quai, mỗi đầu của sợi lạt mây đều được luồn rất khéo qua thân bung và lại được bện lại ở góc bụng phần đáy, sợi lạt mây này vừa có tác dụng bảo vệ thân bung vừa tăng sức kéo vừa bảo vệ đáy.

2.  Miệng bung

Được đan theo kiểu lóng ba nhưng cách đều tạo nên những mô típ hoa văn hinh mũi tên xếp khít nhau chạy thành những vòng tròn quanh miệng bung và cổ bung (3 vong tròn)

Chiều cao của 3 vòng này là 6 cm, cách miệng bung từ trên xuống là một vòng tròn mây bảo vệ bên ngoài, sợi mây này được xỏ qua hai sợi lạt cổ bung và cách 6 cm lại lặp lại, ôm xít cổ bung có tác dụng bảo vệ cổ và miệng bung.

3. Thân bung

Được đan lóng đôi chéo nhau, nhìn kĩ những lóng đôi này taoh nên những đường sọc xanh sọc trắng chạy từ cổ bung xuống tận đáy bung, và những đường sọ này thường cách nhau và chạy xung quanh thân bung và rất đều nhau (40 sọ xanh, 40 sọc trắng)

4. Đáy bung

Được đan bằng lóng 3  và những lóng 3 này cũng tạo lên những đường sọc xanh sọc trắng nhưng đặc biệt hơn là những sọc xanh sọc trắng này chạy quanh đáy bung tạo ra những hình vuông (9 hình vuông trong đó có 5 hình vuông trắng và 5 hình vuông xanh, ở 4 góc của hình vuông lớn nhất có 2 đường chéo bằng tre) bộ phận bảo vệ được giữ cố định ở 4 góc, hai đường chéo này cũng là đường chéo của các hình vuông phía trong nó. Và chia đáy bung ra làm 4 hình tam giác đều lấy trung đỉnh là tâm của đáy bung.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da