Chi tiết hồ sơ

Tên Y phục nữ dân tộc Lào (BTSL: 2997)
Địa điểm Bản Mường Và, Xã Mường Và, Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Sốp Cộp Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Và
Mô tả chi tiết

Váy áo theo cổ truyền phụ nữ Lào tự dệt váy áo, váy được dệt bằng khung cửi váy kẻ sọc ngang hay dọc gọi là "sỉn pa păn". Ngoài ra còn mặc váy màu đen, gấu và cạp váy tự dệt gọi là "sỉn tin cosk", gấu váy được dệt hết sức cầu kỳ bằng sợi tơ tằm màu xanh đỏ, tím, vàng, hồng, đỏ màu sắc sặc sỡ với những họa tiết hoa văn được thể hiện rất tinh tế, con dâu thường đem biếu mẹ chồng khi về nhà chồng.

  - Váy được đính gấu có hoa văn hình người cưỡi hổ (tô sưa) người cưỡi con dái cá (tô nak), hoa là hình hoa bấc (bók tảng) hình 2 chim chọi nhau (nộc tó nộc), hình người 2 đầu. Ngoài ý nghĩa làm đẹp mang tính thẩm mỹ cao, các hoa tiết hoa văn của bộ y phục nữ Lào còn cho ta thấy rằng con người sống gần với thiên nhiên, họ đã chinh phcuj và hòa hợp với thế giới tự nhiên.

  1) Váy: phụ nữ Lào mặc và thắt váy giống phụ nữ dân tộc Mường và Thái (hạng tạp) thắt gập. Váy có 3 phần: Cạp, Thân và Gấu váy.

      - Váy1 dài 1,15m; Rộng 67cm; Váy 2: Rộng 70cm; Dài 90cm

     - Cạp dài 2: 12cm; Rộng 2: 90cm; Cạp 1 dài: 8cm; Rộng: 67cm;

    - Phần gấu dài 2: 10cm; Rộng 2: 90cm; Gấu 1 dài 32cm; Rộng 67cm;

 2) Áo (sửa cỏm): Áo may theo lối sẻ ngực, có 1 dây thắt không đính cúc, mặc giống dân tộc Mường, áo mặc ngắn. Áo được cắt bằng vải tự dệt (chàm đen). Cổ may luôn vào nẹp giống cổ áo (thái trắng) không bổ cổ, song cổ rộng gấp đôi áo Thái trắng.

     - Áo dài thân 38cm

    - Vai rộng 40cm

    - Tay dài 40cm; Rộng 16cm

    - Nách rộng 18cm

    - Cổ, nẹp rộng 10cm; Dài 87cm

  3) Khăn vắt vai (khăn pạt)

      - Dài: 2,20m; Rộng: 40cm (tua dài 10cm)

      - Khăn được dệt kỳ công nhất, là vật dùng qúy giá nhất của bộ y phục phụ nữ Lào. Đó là đồ dùng không thể thiếu của phụ nữ Lào và khăn cũng là một vật quý do mẹ chồng thêu để xin cưới hỏi con dâu và tặng cho gia đình nhà gái. Bởi khăn không chỉ để mặc vắt vai mà được dùng để phủ lên mâm lễ gồm có trầu cau, đôi gà, 1 cặp bánh trưng gù, kẹo bánh, thuốc lào, chuối mía... đem đến nhà gái. Do đó có bao nhiêu con trai thì người mẹ phải chuẩn bị bấy nhiêu chiếc khăn để cưới vợ cho von. Ngoài ra khăn còn dùng phủ mâm cúng lễ khi ốm đau, buồn vui, thầy cúng cũng dùng khăn này trong khi đi cúng lễ. 

      - Họa tiết hoa văn cũng rất đa dạng có nhiều hình kỳ lạ: Như hình con tôm (tô củng), con cá, con chim kèm hổ (nộc kem sưa), Con thuồng luồng 2 đầu (tôk ngựa cáp xong hua), con rắn (nộc tin cáp chim chân kẹp), có hình người 2 đầu (cônk xong hua).

   4) Khăn đội đầu (piêu lăm, piêu hạng, pốc hua): Dài 3m; Rộng 40cm khăn màu đen nhuộm chàm dài gấp đôi khăn piêu Thái khi cuốn gấp làm 4 cuốn quanh đầu, sau vắt đoạn cuối lên phủ kín phía trên như người Thái đội khăn vắt về trước.

   5) Thắt lưng (Sai co)

       - Thắt lưng được dệt bằng tơ tằm nhuộm màu xanh thắt để giữ cho cạp váy bên trong khỏi tuột. Dài 2,56m; Rộng 20cm

      - Bộ y phục Lào có ý nghĩa tâm linh sâu sắc bởi khăn vắt vai được dùng trong cưới hỏi, cúng lễ, nó có các hình con vật nên có thể trừ ma tà. Ngoài ra họa tiết hoa văn của dân tộc Lào có ảnh hưởng của dân tộc Thái và 1 số dân tộc Không cùng nhóm ngôn ngữ.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da