Nếu ở vùng miền xuôi dùng thúng và quang gánh để đựng các sản phẩm thu hoạch nhà nông như ngô khai sắn. Thì ở Tây Bắc người Thái đen ở Sơn La khi thu hoạch ngô khoai sắn họ dùng sọt để đựng và quẩy gánh. Để phù hợp với địa hình đất dốc miền núi. Sọt được đan bằng cây loi có 2 quai ngắn đối xứng 2 bên để sỏ đòn gánh. Quai được làm bằng thứ vỏ cây rất dai và độ bền cao gọi là năng hu hay là siểu. Đó là loại cây chuyên để buộc khi dựng nhà. Nếu dùng loại tốt hơn thường là bằng song hoặc mây nên quai rất bền.
Ngoài ra khi muốn gánh đi đường bằng thì sọt có dây bằng sợi po (dây bo vặn thừng). Có nghĩa là người Thái rất thông minh cùng là sọt đó có thể gánh trên đường dốc, xỏ đòn gánh vào quai cho cao còn khi đi đường bằng thì thả quai dài ra gánh như gánh miền xuôi nên rất thuận tiện.
Dân tộc Thái thường đan 2 loại sọt: Sọt thưa và sọt dày.
- Sọt thưa thì tốn ít nan dùng đựng ngô, sắn, khoai,...
- Sọt dày được đan ken dày hơn thường đựng đỗ, lạc,...
Cả 2 loại sọt được đan xung quanh hình tròn, đáy hình vuông có 4 góc và dưới đáy có 2 que đặt chéo để giữ độ bền chắc khi đựng.
Các loại đồ dùng bằng đan lát bao giờ người Thái đan xong cũng quẳng lên gác bếp một thời gian gọi là giảng xá sau đó mới đem ra dùng do đó có độ bền cao, không bị mối mọt.
Cho tới ngày nay các đồ dùng đan lát nhất là các sọt ở vùng dân tộc Thái đen Sơn La vẫn được phổ biến rộng rãi để phục vụ cho việc thu hoạch mùa vụ của nhà nông ở miền núi song ta có thể nói tới sự khéo tay của người nam giới khi thiết kế những đồ đan lát rất đẹp và độc đáo. Bởi ở người Thái đan lát là nghề của đàn ông, dệt vải là nghề của đàn bà phụ nữ.
- Sọt dày có kích thước:
-
Đường kính miệng là 0.41 cm
-
Đáy hình vuông: 0.26x0.26 m
-
Cao 28 cm
-
Quai 0.20m x0.04m
|