Chi tiết hồ sơ

Tên Xe trâu kéo của dân tộc Thái Yên Châu (BTSL:2827)
Địa điểm Bản Nà Ngà, Xã Chiềng Hặc, Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Yên Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Hặc
Mô tả chi tiết

Ở Sơn La người Thái có dân  số đông, nền văn hóa truyền thống đặc sắc. Người Thái có nền kinh tông nông nghiệp khá phát triển, bên cạnh nền nông nghiệp lúa nước họ còn làm nương rẫy, trồng các loại hoa màu phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.

Để phục  vụ cho nông nghiệp họ đã tự sản xuất ra nhiều loại công cụ lao động: cày, cuốc, xẻng, liềm, hái,.. và công cụ vận chuyển như : bung gánh, sọt, ếp,...

Để giải phóng cho đôi vai của con người đỡ mang vác các vật quá nặng, cồng kềnh thì người Thái đã sáng tạo ra chiếc xe bằng gỗ dùng trâu để kéo (quệt - tiếng Thái).

Xe trâu kéo gồm 2 bộ phận:

1. Thân xe

Được làm bằng gỗ và tre. Thân xe được cấu tạo bằng 2 mảnh gỗ rộng 20 cm dày 4 cm. Đây là bộ phận quang trọng nhất của thân xe. Bộ phận chịu lực chính cũng là bộ phận dùng để di chuyển của xe. Hai mảnh gỗ được đóng và nối với nhau bởi 5 thanh gõ có kích cỡ vuông 3x3 xm dài bằng chiều ngang của xe. Phần  sàn xe được đóng sát mép trên của 2 mảnh gỗ tạo cho gầm xe có chiều cao bằng độ rộng của mảnh gỗ (20cm). Khi xe di chuyển các trướng ngại vật có thể chui qua dưới gầm xe làm cho xe giữ được cân bằng.

2. Ách kéo (é)

Được làm bằng gỗ hoặc tre. Nếu làm bằng gỗ thì phải chọn loại gỗ có đọ dẻo cao.. gỗ cành uốn cong tạo thành hình tam giác. còn nếu dùng tre phải chọn tre già, đặc uốn cong thành hình tam giác. (mạy sang)

Phần ách kéo có hình tam giác cân có đáy rộng 60 cm thường có thể đặt vừa lên cổ con trâu. Ách kéo cũng rất quan trọng, đó là bộ phận lồng qua cổ con trâu có thể kéo được xe mà lại không bị cứa, bị đau nên tiết diện của ách là tròn và độ bền cao.

Nối với ách là một miếng đệm óng được đan bằng dây rừng, bện thành hình số 8 khít vào nhau. Dài 30 cm rộng 10 cm để làm giá đỡ dưới cổ trâu làm cho cổ con trâu được êm ái không trầy xước. Ngoài miếng đệm thì còn có 1 đoạn dây thừng dài được nối từ ách trâu xuống buộc vào xe kéo. Dây có độ dài hơn thân con trâu một chút, nếu dây quá dài thì không tạo được lực mạnh, nếu dây quá ngắn thì sẽ vướng vào chân sau của con trâu. Dây thừng được làm bằng một số loại dây rừng.Người ta gọi là dây po, dây có độ bền cao, dẻo dai.

Tất cả các kết cấu của xe được nối với nhau đều bằng các đinh tre gỗ.

Xe trâu kéo do người Thái yên châu chế tạo ra để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đem phân, giống ra ruộng, lên nương. khi thu hoạch dùng để chở rơm, róc, ngô, sắn từ ruộng nương về nhà. Xe có thể chở được nhiều trọng lượng nặng, các vật cồng kềnh và có thể đi được nhiều địa hình, ruộng, đường lồi lõm, đồi núi cao.

Khi khai thác gỗ hoặc lấy củi cũng có thể dùng xe trâu kéo về nhà để giải phóng đôi vai cho co n người. Xe dùng rât tiện lợi. Mỗi gia đình thường có từ 1-3 chiếc. Xe chỉ thay thế khi quá cũ, 2 mảnh gõ thân xe bị mòn do kéo nhiều và di chuyển khó.

Xe trâu kéo là một công cụ phục vụ sản xuất và đời sống đồng thời cũng là nét văn hóa đặc trưng của người Thái Yên Châu cần được bảo tồn.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da