Chi tiết hồ sơ

Tên Trang phục nữ dân tộc Lào huyện Sốp Cộp (BTSL: 1464 - 1465)
Địa điểm Bản Mường Và, Xã Mường Và, Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Sốp Cộp Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Và
Mô tả chi tiết

Dân tộc Lào là một trong số 12 dân tộc ở tỉnh Sơn La cư trú chủ yếu ở vùng biên giới huyện Sông Mã và Sốp Cộp là dân tộc có nghề dệt, nghề thủ công truyền thống phát triển rất phong phú đa dạng, đứng gần nhất nhì trình độ kỹ xảo trong dệt hoa văn thổ cẩm, vải khít, thắt lưng... Phụ nữ dân tộc Lào mặc trang phục gần giống người Thái song gấu có đính hoa văn. Tiếng nói chung của dân tộc Lào có pha khoảng 50% tiếng Thái. Nhiều phong tục tập quán của dân tộc Lào và Thái có nét tương đồng.

1) Váy "Sỉn tak nú"

      - Đây chính là một trong 2 loại váy thường mặc của phụ nữ dân tộc Lào, loại thứ nhất váy đen, gấu được thêu hoa văn sặc sỡ.

        Loại thứ hai đó là "Sỉn ta mí" váy được may theo chiều ngang của khổ vải kẻ sọc của loại phủm xíp xí (go 14). Váy được quây thành hình tròn bởi một đường may nối dọc.

       Váy "xỉn ta mỉ" có hoa văn hình tháp, hình quả trám, hình thoi và hình hoa. Ngoài ra còn có các màu được dệt cải đan xen trong như một bức tranh nhiều màu. Váy loại này không những chỉ để mặc diện trong những ngày bình thường mà còn là để mặc trong dịp ngày lễ, tết, trong tang ma và còn là vật để hiến cho người âm trong tổ tiên dòng tộc, khi có người qua đời thì dùng phủ lên quan tài, trong lễ cúng tổ tiên, lễ cúng giải hạn cũng được dùng để gửi về cõi âm cùng với những đồ vật khác như vải vóc, vòng tay bạc. Váy này là một vật mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự giàu sang trong mỗi gia đình người Lào đối với người đã khuất. Do đó các gia đình quý tộc thường không thể thiếu loại váy này trong gia đình.

Váy chia làm 3 phần:

     - Phần thân: Dài 85cm; Rộng 72cm, thân có màu đỏ là chủ đạo. Đan xen giữa những dải hoa văn kẻ sọc có màu nổi bật lên nền kẻ sọc có 6 đường hoa văn màu tím đen và đỏ có hoa văn hình tháp làm nổi bật lên một nét riêng biệt của loại váy này "xỉn ta mí" đặc trưng. Ngoài ra còn có các giải hoa văn hình khối hình học màu trắng, xanh, tím... Rất tao nhã bởi các loại hoa văn rất nền nã nổi bật giữa màu đỏ chủ đạo.

     - Cạp váy: rộng 16cm là 1 dải vải đen nhuộm chàm.

     - Gấu váy: nhỏ vải kẻ ngang rộng 7cm, các màu kẻ tạo thành đường viền màu trắng, xanh, đỏ và tím nổi bật tạo thành đường phân giữa thân và gấu váy.

2) Áo: được khâu tay bằng vải bông màu trắng, áo may theo lối xẻ ngực không đính cúc chỉ thắt bởi 1 đoạn dây màu 13cm

     - Thân ngắn: 36cm; Gấu 2cm; Vai rộng 39cm; 

     - Tay búp măng dài 39cm; Nách rộng 17cm; Cổ tay 10cm.

     - Cổ áo được may theo lối đính 1 mảnh vải liền xuống vạt giống như nẹp áo nữ Thái trắng. Nẹp rộng 9,5cm. Nẹp có đường viền bởi vải khít màu đỏ cải các màu.

     - Áo nhìn chung dáng áo giống áo sơ mi, phần gấu xòe rộng bởi được nối vải ở bên dưới 2 nách liền xuống gấu vì vậy khi mặc áo không bị bó sát người như áo nữ Thái.

3) Thắt lưng: được dệt bằng chỉ tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da