Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ trang phục nữ dân tộc Kháng (BTSL: 2963)
Địa điểm Bản Nà Cai, Xã Chiềng Ly, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ly
Mô tả chi tiết

Dân tộc Kháng cư trú chủ yếu ở các huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Mường La. Cuộc sống định canh của các dân tộc Kháng và các dân tộc Thái, Khơ Mú, La Ha, Xinh Mun anh em đã làm cho trang phục của người phụ nữ Kháng cũng tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc Thái, bằng quá trình trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm bằng phương pháp phổ thông, người Phụ nữ Kháng đã tự tay khâu cắt được trang phục của mình.

      1) Áo cóm được cắt may bằng sợi vải địa phương màu trắng, hoặc nhuộm chàm đen, áo bó sát người, cổ hình trái tim được viền màu vải đen gọi là nẹp áo có đường kính 2,5cm, có dính hàng cúc con bướm. Phần nách được nối mảnh vải hình tam giác, tạo cho tay cử động dễ hơn, 2 vạt trươc được dính 2 miếng vải màu xanh hình chữ nhật rộng 02cm, dài 14cm.

                 Thân áo dài: 47cm

                Áo rộng: 40cm

                Tay áo dài: 52cm

      2) Váy (xỉn) được cắt may bằng vải sợi bông nhuộm chàm đen, cạp váy bằng vải khít rộng 10cm, chân váy dài: 95cm; rộng 70cm

      3) Thắt lưng bằng vải tơ tằm màu xanh, dài 22cm; Rộng 10cm, 2 mảnh vải màu xanh lá cây có chiều dài 14cm, rộng 2cm, đặc biệt cổ áo dân tộc Kháng khác hẳn với các dân tộc Thái, khi khoét cổ áo người ta nối thêm mảnh vải khoảng 5 - 6cm để giữ cho cổ áo đứng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da