Do đặc điểm sinh sống ở những vùng đồi núi, việc đi lại khó khăn nên phương tiện vận chuyển trên bộ của người Kháng là rất ít. Việc vận chuyển của người Kháng chủ yếu dựa vào chiếc gùi (Le bẻ). Gùi được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày nhất là việc gùi lúa, ngô sắn thu hoạch từ nương trở về nhà. Ngoài ra khi muốn chuyển các loại đồ dùng nhỏ, nhẹ khoảng trên dưới 30kg người ta cũng sử dụng gùi. Khác với gùi của 1 số dân tộc khác có 2 quai dết eo ở 2 vai, gùi của người Kháng lại sử dụng đầu để gùi. Đặc biệt gùi của người Kháng lại có 1 bộ phận gọi là Ách, nhờ có Ách khi mỏi người ta có thể chuyển từ Gùi bằng đầu sang bằng vai.
Cấu tạo của hiện vật:
Gùi 1: Miệng rộng: 45cm
Cao: 45cm
Ách dài: 45cm
Dày: 1cm
Gùi 2: Miệng rộng: 38 cm
Cao: 40cm
Ách dài: 35cm
Rộng: 10cm
Dày: 1cm
Gồm các bộ phận sau:
- Miệng gùi: Pá bẻ
- Chân gùi: Cổn bẻ
- Đáy: Củn bẻ
- Thanh đáy: Tháng bẻ
- Quai gùi: Tạ Ách
- Ách
- Lổ luồn dây qua ách: tu ách
- Núm trên gùi: Hu bẻ
Gùi được đan từ cây Mạy ba theo kiểu đan nong đôi (khủm xoong). Thời gian để đan xong 1 chiếc gùi là khoảng 3 - 4 ngày do người đàn ông đan.
Khi thu hoạch lúa trên nương, phần quai sẽ vòng lên trán người sử dụng còn phần chính của gùi sẽ nằm trên lưng. Người sử dụng dùng dụng cụ cắt lúa (Hai kít ngua) cắt từng bông lúa cho vào Gùi. Khi sử dụng xong gùi lúa bao giờ cũng được đặt trên bồ thóc. Khi không phải là vụ mùa gùi không được phép để bừa bãi mà phải để lên gác bếp. Đây chính là sự bảo vệ dụng cụ lao động tốt nhất tránh mối mọt.
|