Chi tiết hồ sơ

Tên Chăn dân tộc Mường (BTSL: 1769)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Chăn của phụ nữ Mường Phù Yên thường được làm để đắp, đây là loại chăn đơn, không rộng lắm, làm như vậy để phù hợp với chiếc đệm đi kèm.

Chăn có hai lớp vải, ở giữa là bông gạo hoặc bông thường, lớp bông không dầy lắm vì khi trời quá rết người ta thường đắp chồng 2, 3 chăn lên.

Chăn được làm hoàn toàn bằng vải bông do chị em phụ nữ tự dệt lấy. Mặt sau là vải bông kẻ xanh, đỏ trắng, thứ vải này thô dày và ấm. Viền ngoài cùng của mặt trước của chăn cũng là vải kẻ. Tiếp đến có 3 đường kẻ chạy song song với mép chăn bao quanh 4 bên của chăn, mỗi đường kẻ rộng khoảng 5cm, ngoài cùng là đường kẻ đen, rồi đến vàng và cuối cùng là kẻ đỏ. Các đường kẻ này có tính chất trang trí phần còn lại ở trong cùng người ta gọi là mặt chăn (mặt phà) phần này vải được dệt hoa văn theo 1 quy tắc nhất định của hoa văn mặt phà, chỉ dùng 2 loại chỉ đen và trắng để dệt. Đề án hoa văn chính là hoa văn trám to, những quả trám to nối tiếp nhau liên tục, khít vào nhau. Trong mỗi hàng quả chám lại được dệt các loại hoa văn khác: hoa văn tràm nhỏ, hình sao tám cánh, hoa văn khóa hòm.

Chăn của dân tộc Mường tác dụng chính là để đắp, nhưng đó cũng là sản phẩm của các cô gái Mường làm ra để làm của hồi môn khi các cô gái về nhà chồng. Mỗi cô gái phải mang hàng chục chiếc chăn về nhà chồng và đó cũng còn là thước đo để đo tính cách chăm chỉ, cần cù khéo léo của các cô gái Mường.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da