Công cụ chặt bản Phố được cán bộ Ty Văn hóa Sơn La và cán bộ Cục bảo tồn bảo tàng (Bộ Văn hóa) phát hiện trong đợt khảo sát ven sông Đà đợt 2 năm 1974.
Đến tháng 3/1975, hai cơ quan trên đã phối hợp đến thẩm tra lại và khai quật tại bản Phố, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên.
Địa điểm này nằm bên tả ngạn sông Đà, hiện vật phân bố trên những đụn cát ven sông với diện tích khoảng 1000m2, về mùa mưa toàn bộ khu vực này bị ngập nước.
Diện tích khai quật là 100m2 chia thành 2 hố bằng nhau, cách nhau khoảng 10m, các hố được nằm theo hướng bắc.
Để phân biêt công cụ đá ở đây dựa vào diễn biến loại hình và kỹ thuật chế tác được chia làm các loại như sau:
1. Nhóm công cụ ghè 1 đầu (loại hình Nậm Tun): Là loại hình công cụ chế tác đơn giản, họ ra suối nhặt những hòn đá cuội vừa tay, ghè đẽo trực tiếp thành 1 số công cụ.
2. Nhóm công cụ loại hình Sơn Vi: Được làm bằng những hòn cuội to, bề dày khá lớn so với bề rộng, lưỡi được gia công khá kỹ và có đốc cầm.
3. Nhóm loại hình “Tiền Hòa Bình”: Công cụ được mài từ 3 phía, hơi vát sang 1 bên, 1 mặt giữ nguyện mặt cuội, còn 1 bên ghè đẽo hầu như toàn bộ.
|