Chi tiết hồ sơ

Tên Khèn bè dân tộc Thái (BTSL: 2422)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Khèn bè là một lọa nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Thái chủ yếu là vùng Thái Yên Châu.

Khèn bè được làm bằng những ống nứa lẹp ghép lại với nhau như cái bè. Với 14 ống nứa tép (mạy pao) được ghép thành 2 bè, ống dài nhất là 90 cm, ngắn nhất là 60 cm, được cố định chặt lại với nhau bằng 5 chỗ buộc lạt, giữa 2 bè có 3 thanh tre để cách 2 bè ra. từ đầu khèn đến 1/3 có một ống gỗ giữ ổn định bè và là chỗ thổi của khèn. Ống gỗ được làm từ một loại gỗ có tên may hụa có lỗ rỗng ở giữa, xung quanh được gắn bằng sáp ong của một loại ong nhỏ (khỉ sút manh ngoi) màu đen để gắn cố định các ống nứa lại với nhau., và gắn miệng các lỗ khoét ống nứa thông với ông gỗ để tạo âm thoát ra bên ngoài. Mỗi bên của khèn, khèn bè được khoét 5 lỗ bấm hôi và 2 lỗ ở trên. Tất cả các ống nứa của 1 trong 2 bè được khoét một lỗ dài khoảng 1 cm ở cuối ống để tạo âm thanh.

Cách sử dụng: Khi thổi khèn bè người ta ốp 2 bàn tay vào 2 bên khèn sao cho lòng bàn tay ôm lấy 2 bên ống gỗ các ngón tay bịt lấy những chiếc lỗ ở 2 bên để điều khiển âm thanh, mồm ngậm vào ống gỗ và thổi. Khèn được làm bằng nhiều ống dài ngắn khác nhau nên cũng tạo ra những âm thanh trầm bổng khác nhau.

Khèn bè thường được nam giới sử dụng trong các dịp lễ hội, múa xòe.

Khèn bè là loại nhạc cụ truyền thống nhưng không phải ai cũng biết sử dụng và tạo âm thanh hay, chỉ một số người được coi là nghệ nhân mới chế tạo và sử dụng tốt loại nhạc cụ này.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da