Mô tả chi tiết |
Dân tộc Mường thuộc nhóm ngôn ngữ văn hóa Việt Mường - Cư trú chủ yếu ở huyện Mộc Châu và Phù Yên tỉnh Sơn La. Đó là một dân tộc có bản sắc văn hóa rất độc đáo, với những lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, mà cho tới ngày nay còn có nhiều tác phẩm văn học vẫn ghi lại như: Đẻ đất đẻ nước (trường ca) ở Sơn La dân tộc Mường có cuốn Mo mường đã mô tả đời sống với ý nghĩa đầy đủ về tâm linh của dân tộc Mường.
Trong cách ăn mặc đặc biệt phụ nữ Mường có một sắc thái văn hóa rất độc đáo. Bởi khi tạo hóa đã bán cho người phụ nữ có bộ ngực rất đẹp, song để làm cho nó thật gọn gàng trong các bộ trang phục thì chưa thể làm khác được ngoài mặc áo yếm lót ở phía bên trong. Song áo nữ của dân tộc Mường đã vừa là làm đẹp nhưng còn có tác dụng thắt để nâng lấy bộ ngực cho gọn. Khi mặc áo ngắn đến ngực có phần thắt lại.
Còn váy khác với dân tộc khác áo ở trong, váy đè lên nhưng áo của nữ dân tộc Mường thì ngược lại mặc ra ngoài đè lên cặp váy cao đến quá ngực. Do đó khi đi lại vận động váy không bị tuột. Phần eo của váy có viền một đường vải khác màu xung quanh eo rộng từ 4 - 6cm. Nó vừa làm đẹp, vừa có độ chun, đó chính là để che đi những gì cần che trên phần mông của phụ nữ và cũng là phần để phân biệt giữa khoảng lưng và eo. Tại phần eo đó có thắt một chiếc thắt lưng màu trắng bằng vải sợi bông, nổi bật trên nên vải váy đen chàm làm cho cơ thể người phụ nữ mường thêm phần thanh thoát, thân hình cân đối, khỏe mạnh duyên dáng rất riêng biệt. Đó chính là văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường nói riêng Việt mường nói chung. Còn áo được đính cúc bằng hạt y dĩ tự trồng.
1) Thân váy dài 1,22m
Eo dài 0,35m
Rộng 0,68m
Cạp rộng 0,23m
2) Áo: thân dài 0,28m; Vai rộng 0,50m
Tay dài 0,48m; Khâu vắt 0,015m; Tay rộng 0,13m
Nẹp áo dài 0,28m
Gấu: Khâu nẹp 0,01m; Nách rộng 0,20m
3) Thắt lưng màu trắng:
Rộng: 0,25m
Dài: 2,00m
4) Khăn đội đầu màu đen nhuộm chàm
Dài 2,10m
Rộng 0,32m
|