Chi tiết hồ sơ

Tên Đồ đựng dân tộc Thái (BTSL: 2819)
Địa điểm Bản Nà Ngà, Xã Chiềng Hặc, Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Yên Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Hặc
Mô tả chi tiết

Người Thái có nghề mây tre đan thủ công rất phát triển với sản phẩm phong phú phục vụ đắc lực cho sinh hoạt hàng ngày.

Người Thái vùng nào cũng đan ếp cho các cô gái, phụ nụ nữ kèm chỉ, gạo, rau cỏ,... nhưng chỉ đan nhỏ còn người Thái Yên Châu thường đan cái ếp rất to ngoài làm đồ đựng ếp còn được làm đồ vận chuyển lương thực, thực phẩm.

Ếp được đan bằng nan tre, đan kiểu lóng đôi hình xương cá khít vào nhau. Đáy ếp là một đường thẳng  thân phình đến tận miệng là phần rộng nhất. Hình dáng chiếc ếp giống hệt như chiếc gầu múc nước ở miền xuôi. Hai góc đáy của ếp thường được cài thêm một lớp nan tre trợ lực để chiếc ếp đựng vật nặng không bị thủng đáy.. Miệng ếp dùng các nan tre gập đôi xuống tạo cho miệng ếp có 2 lớp vừa đẹp lại vừa chắc.

Dây đeo ếp thường được làm bằng dây rừng bện chặt phần đeo lên vai được đan to 3 cm để khi dùng không bị đau.

Ếp do đàn ông trong gia đình đan lát để phục vụ sử dụng sinh hoạt. Khi ở nhà chiếc ếp dùng đựng ngô, khoai, gạo,.... khi đi ruộng nương nếu ếp nhẹ đeo bên hông, ếp nặng thì gùi sau lưng dây ếp vắt qua trán.

Ngoài làm đồ đựng thì ếp to là một đặc trưng văn hóa truyền thống của người Thái

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da