Mô tả chi tiết |
Ngày 5/5/1997, Đoàn cán bộ Ty Văn hóa Sơn La và cán bộ Cục bảo tồn bảo tàng (Bộ Văn hóa) đã phối hợp với nhau thám sát tại hang tại hang Đán Ngân ở bản Nà Pát, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn khu khai thác nguyên liệu của nhà máy xi măng Mai Sơn.
Hang này cách thị trấn Hát Lót khoảng 5km về phía Đông Bắc, cửa hang quay về phía Đông Bắc, cửa hang hình tam giác, có chiều cao gần 4m, rộng 10m, sâu 6m, hang ở độ cao 40m so với thung lũng trước mặt. Nền hang dốc thoải dần từ cửa hang vào lòng hang, nền hang chưa bị đào bới.
Tại đây đoàn khảo cổ đã đào 01 hố thám sát dài khoảng 2m, rộng 1,2m, sâu 1m. Trong hố thám sát thu được 48 hiện vật gồm: Gốm, đồ đá, ốc suối và răng động vật.
1. Đồ gốm gồm 2 mảnh chia làm 2 loại:
- Loại gốm thô dày, có độ dày từ 0,5-1,1cm, hoa văn chủ yếu là hoa văn khắc vạch, phía ngoài màu nâu xám, phía trong màu nâu nhạt, xương gốm thô, pha nhiều cát và sạn nhỏ.
- Loại gốm thô mỏng và có độ dày từ 0,3-0,5cm, phía ngoài màu nâu nhạt, phía trong màu nâu xẫm, loại này chủ yếu là hoa văn khắc vạch, hoa văn dập lố, một số khác có hoa văn dây thừng, xương gốm thô, pha nhiều cát và sạn nhỏ.
Tất cả các hiện vật này phát hiện từ mặt đất và xuống độ sâu 0,50m.
2. Đồ đá gồm 21 hiện vật
- Công cụ cuội bổ: 2 hiện vật
- Công cụ hình hạnh nhân: 1 hiện vật
- Mảnh tước: 11 mảnh (9 mảnh nhỏ; 2 mảnh lớn )chủ yếu hình hạnh nhân và chia làm 2 loại.
- Chày nghiền có 4 hiện vật chia làm 3 loại:
+ Loại 1: 1 hiện vật, tròn như quả bóng cao su, cao 7cm
+ Loại 2: 2 hiện vật, tròn như quả bóng cao su, cao 12cm
+ Loại 3: 1 hiện vật, hình dẹt, cao 13cm
- Công cụ nạo: 1 hiện vật
Tất cả các công cụ và mảnh tước phát hiện ở hang Đán Ngần đều chế tác bằng đá cuội xanh và đá cuội trắng, hạt mịn, các hiện vật này phát hiện ở độ sâu 0,4-0,8m.
3. Ốc suối: Tìm được 3 vỏ ốc suối, loại ốc vận dài màu trắng.
4. Bộ đồng: Thu được 1 chiếc rìu đồng, rìu vai cân, có lỗ tra cán, cao 6,5cm, lưỡi rộng 4,5, phần cổ rộng 3cm, hiện vật này phát hiện ở độ sâu 0,55m.
|