Mô tả chi tiết |
1. Di tích đá cũ thềm sông Hua Lon, nằm ở tả ngạn sông Đà thuộc phạm vi xã Ít Ong, huyện Mường La, cách bến phà khoảng 3km, trên bờ sông Đà còn rõ 3 bậc thềm.
Công cụ nằm ở thềm giữa, cao hơn mặt nước (mùa cạn) khoảng 5-7cm, bề mặt thềm 2 là đất cát, đôi chỗ là tảng đá gắn kết dạng xi măng hóa cao, rắn chắc, công cụ bị vùi trong cát hoặc trên lớp mặt đất, kẹt giữa những hốc đá và lẫn với cuội sống.
Tại đây đoàn thám sát đã thu được 9 hiện vật.
2. Di chỉ khảo cổ học Nà Lo.
Thực chất đây là 2 mái đá nằm trên bờ sông Nặm Păm thuộc địa phận bản Nà Lo, xã Ít Ong, huyện Mường La. Diện tích mái đá khoảng 4-5m2, tầng văn hóa cấu tạo không rõ ràng.
Hiện vật phát hiện ở độ sâu 30cm có gần 100 mảnh gốm có đặc điểm:
-
Về chất liệu: Làm từ đất sét, lẫn sạn cát thô, dày trung bình từ 3-5mm, xương màu đỏ gạch hoặc xám đen.
-
Về kỹ thuật: Có độ nung cao, khá cứng, làm từ bàn xoay kết hợp với kỹ thuật giải cuộn và bàn đập.
-
Về hoa văn: Gốm trang trí từ hoa văn kỹ thuật bàn đập và khắc rãnh đặc biệt, hoa văn là những rãnh trơn khá đều, có loại xoắn hình ốc.
-
Về loại hình: Đồ dùng đun nấu và đồ đựng, miệng loe, mép vẽ cong nhưng dẹt là loại hình miệng ít thấy ở đồng bằng Bắc Bộ.
Theo đánh giá, gốm Nà Lo thuộc thời đại kim khí, có niên đại tương đương văn hóa Gò Mun-Đông Sơn ở miền xuôi.
|