Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ trang phục ngày thường nữ Thái trắng (BTSL: 2944)
Địa điểm Bản Kích, Xã Pá Ma Pha Kinh, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Pá Ma Pha Kinh
Mô tả chi tiết

Cũng giống như người Thái đen, người Thái trắng ở Quỳnh Nhai cũng mặc váy đen cắt may theo lối ghép 4 mảnh vải khổ hẹp quây thành hình trụ, có đính cạp khác màu, áo thì được cắt ngắn đến eo bó sát người. Áo thái trắng được may theo lối cắt cổ liền xẻ ngực, thường được đính cúc bằng bạc, gọi là "Mák pém". Trước đây khi chưa có nhiều cúc người ta thường đính cúc bằng vải, chỉ tết lại rồi buộc cho chắc trang phục váy áo cóm được phân biệt rất rõ với áo lễ hội là:

    - Trang phục ngày thường được cắt áo ngắn bó sát người chỉ ngắn đến eo, còn áo lễ hội thì may rộng và dài tới chân, không có độ eo và mặc chui qua đầu. Về đặc điểm và cách mặc có khác với các dân tộc khác. Váy mặc có hai cách, thứ nhất là hạng ang k (thắt gập 1 bên) từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải.

     Cách thứ 2 là thắt gộp nghĩa là gộp 1/2 cặp vào giữa phần bụng, sau đó gộp 1/2 cặp còn lại vào có nghĩa là gấp cả 2 bên phải và trái vào giữa bụng sau đó gấp cắp xuống và thắt dây lưng bằng tơ tằm cuốn quanh eo. Như vậy khi mặc váy thì có thể người phụ nữ đã phô được phần mông nở và eo thắt đáy. Lộ ra cơ thể có 3 phần với chỉ số đo tương ứng rất có eo và rất rõ ràng. Song ở phía trước khi gập váy lại đã tre được chỗ cần che của cơ thể nên trông càng đẹp, bởi nó có chỗ cần phô thì phô được và chỗ cần che thì che được.

   Áo cũng vậy cổ áo của Thái trắng được cắt theo lối xẻ ngực nên làm lộ rõ được phần cổ cao lại trắng phô ra bởi nẹp màu đen đính cúc sáng bạc. Phía 2 bên gáy cổ Thái trắng được may tạo độ dúm gọi là "ngom bá" hoặc gọi là "má hiểu" (quả củ ấu). Do vậy tạo cho dáng cổ đẹp, không bị dúm và tạo cho cổ vươn về phía trước trông rất đẹp.

    Hàng cúc bạc được đính thành 2 hàng ở 2 vạt áo, một bên gọi là "Tô pó" (con đực) và một bên là "tô me" (con cái). Khi cài sẽ đan vào nhau tạo ra độ bền chắc khi mặc áo bó sát người (chật) nên không bị hở ngực.

    Cúc thường thiết kế hình con bướm, con ve... người ta cũng thường chọn ngày để cắt và khâu áo bởi cũng như áo lễ hội áo thường cũng có hồn, hồn của người ngụ trong cổ áo, hồn của mình sẽ ở lại đó sau khi mà mình đã mặc 1 lần. Nên người ta thường chỉ cho ai thật là thân thiết chứ không cho người lạ.

    1) Váy chàm đen "sỉn lăm nin"

     Váy hình trụ có cặp và gấu độ rộng bằng nhau, cạp váy được đính bằng vải kẻ ka rô màu đỏ cải đen và trắng rộng 13cm.

     - Thân váy dài 79cm

     - Độ rộng của thân váy là 68cm

     - Gấu váy được khâu vắt 0,5cm

     2) Váy chàm màu đen "Sỉn lăm nin"

     - Váy hình trụ có chiều dài 95cm

     - Độ rộng của váy là 65cm

    - Cạp váy màu trắng rộng 10cm

    - Gấu được vắt 2cm

    3) Áo cóm "sửa cỏm hoặc còn gọi là sửa nội"

    - Áo màu trắng vải sợi bông, may theo lối cổ liền có đính cúc bướm "Mák pém"

    - Áo được tạo dáng cho cổ đứng bởi 2 cuộn gấp vải tải 2 bên vai gọi là ngom bá (đây là điểm khác với áo Thái đen).

    - Áo may theo lối cổ liền nẹp áo màu đen rộng 2cm

    - Thân dài 454cm, vai rộng 35cm

    - Tay dài 50cm

   - Nách rộng 25cm; cổ tay 15cm; khâu vắt 1cm

   - Phía trước ngực được may một đường thẳng và sau lưng cũng có một đường may ngang lưng để tạo cho áo có nét đặc biệt không giống với áo cóm của các dân tộc khác. Đó chính là nét rất riêng.

    4) Áo cóm "sửa cỏm hoặc sửa nọi"

    Áo được may bằng vải sợi bông màu trắng cổ liền.

    - Thân dài 40cm vai bồng

    - Vai rộng 35cm

    - Cổ liền nẹp màu chàm đen rộng 2cm

    - Cúc bằng sợi vải nhuộm chàm tết chặt và cứng

   - Tay bồng có chiều dài 43cm

    - Cổ tay khâu vắt 2cm; rộng 15cm

    - Nách rộng 25cm.

    Phía trước ngực khâu 1 đường thẳng cắt ngay thân áo cùng với 1 đường thẳng phía sau lưng để tạo dáng áo cùng với 1 đường thẳng phía sau lưng để tạo dáng áo. 2 Bên vai được tạo cho dáng cổ đứng bởi 2 đoạn dúm gọi là ngom bá. Gấu áo khâu vắt cao 6cm.

        

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da