Chi tiết hồ sơ

Tên Guồng giăng sợi (BTSL: 2946)
Địa điểm Bản Nghe toỏng, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

Ở Sơn La dân tộc Thái vốn tự tạo ra các bộ đồ để phục vụ cho việc dệt vải như: đồ dùng để cán bông sau đó bật bông (công tráp phải) và tiếp theo là công đoạn kéo sợi (pắn phải) rồi guồng quay sợi thành con gọi là (chuông pia). Cuối cùng để đến công đoạn dệt phải dùng đến guồng giăng sợi gọi là (Chuông khên).

  - Chuông khên (guồng giăng sợi) được thiết kế có 5 tầng mỗi tầng có 2 ngăn, mỗi ngăn có 1 ống sợi (suốt chỉ to 22cm) 10 ống sợi đó khi giăng người sẽ kéo 10 sợi chỉ gộp lại làm cho 10 cái suốt cùng quay cho tới khi ống chỉ hết ta lại thay. Việc giăng sợi để chuẩn bị cho lên khung cửi dệt vải. Có thể do người dệt sẽ dệt vải khổ rộng, hẹp, dài, ngắn khác nhau mà giăng với thời lượng khác nhau, số lượng sợi khác nhau.

   - Có thể nói guồng giăng sợi (chuông khên) cũng giống như các dụng cụ dệt vải khác là đồ dùng không thể thiếu trong các khâu dệt vải của dân tộc Thái.

   - Guồng giăng sợi có 2 loại: một loại đựng được 10 ống chỉ, còn một loại đựng được 20 ống chỉ thì việc chạy giăng sẽ đỡ tốn thời gian hơn. Guồng giăng sợi cao 65cm, rộng 49cm. Phía trước có 1 buồng cách ngăn với phía đựng ống chỉ để luồn sợi chỉ qua lỗ kéo về phía trước cách nhau 14cm. 2 thành phía trước tạo thành ngăn rộng 25cm, guồng được ghép bằng 5 thanh gỗ thu rộng 2,5cm, dày 0,5cm, cao 65cm. Ngoài ra còn có 2 thanh dài ở đáy và đỉnh rộng 2cm; Dày 1,5cm; Dài 50cm; cùng 2 thanh rộng 2,5cm; Dày 0,5cm; Dài 25cm. Guồng có 5 que tròn xuyên qua 3 lỗ mỗi tầng để tạo thành 2 ngăn tròn nhỏ 1/2 chiếc đũa để giữ cuộn chỉ (luồn chỉ).

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da