(Muông) Của ông Tòng Văn Mấng, Bản Kềm, Chiềng Bằng Thuận Châu. Đan lát là nghề thủ công truyền thống của người Thái, những sản phẩm do họ làm ra ngoài việc dùng để buôn bán trao đổi họ còn để phục vụ đời sống hàng ngày, giỏ đựng đan bằng tre già, đan lóng mốt có màu vàng rơm, giỏ làm đồ đựng khi đi đánh bắt cá ở sông suối, giỏ được cấu tạo gọn nhẹ, có dây đeo vào người khi đi đánh bắt cá tôm.
Cấu tạo của giỏ bao gồm các bộ phận: Thân đeo, hom giỏ và dây đeo
Miệng tròn đường kính 12 cm eo có đường kính là 11 cm đáy vuông 13x13 cm cao 15 cm.
Giỏ đan theo kiểu lóng mốt thu nhỏ dần từ dưới lên trên và thắt eo cách miệng 5 cm.. Ở 4 góc của đáy giỏ người ta đan thành những túm nan nhô ra đẻ bảo vệ đáy giỏ khi tiếp xúc với mặt đất. Trên miệng giỏ đan theo kiểu xoắn chảo đễ tạo độ cứng cho giỏ.
Ở thân giỏ có 3 tai (hu) một tai giữa gần đáy giỏ và 2 tai hai bên eo. để luồn dây đeo bên hông khi đánh bắt cá. Miệng giỏ được đậy bằng một chiếc hom (nga muông) có đường kính là 11 cm để khi cho tôm cá cua vào mà không thể ra được.
Được đan như giỏ 1 nhưng về kích thước thì khác.
Miệng giỏ đường kính là 13.5 cm, hom giỏ có đường kính là 11.5 cm eo giỏ có đường kính 10 cm. đáy giỏ hình chữ nhật 15x11 cm. Chiều cao của giỏ là 20 cm
giỏ là vật dụng rất cần thiết mỗi khi đánh bắt tôm cá ở sông suối.
|