Chi tiết hồ sơ

Tên Áo lễ hội của dân tộc Thái (BTSL: 2935)
Địa điểm Bản Nghe toỏng, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

"Sửa Luông" Áo lễ hội của dân tộc Thái trắng huyện Quỳnh Nhai - Sơn La.

Người Thái trắng cũng giống như người Thái đen, thường mặc áo lễ hội vào ngày tết, lễ hội và ngày cưới. Áo lễ hội còn được mang khóa cho ấm vào mùa đông, đặc biệt khi cưới người con gái thường được người mẹ may cho áo lễ hội để mặc.

Áo "sửa luông" còn được mặc trong lễ tang khi ai là phận dâu mà không phải mặc áo tang thì sẽ phải mặc áo lễ hội và đội khăn tang. Còn con dâu trong nhà mà mặc áo tang ròi thì không phải mặc áo lễ hội.

Người ta thường chọn ngày tốt để cắt may áo lễ hội, cách may rât cầu kỳ, cổ áo được mở cổ theo lối cổ liền có viền vải màu thêu hoa văn gọi là "cangk sửa" cách thêu đè gọi là "xắm" nghĩa là thêu đè lên hoa văn đã được cắt dán.

Áo được cắt may theo kiểu áo dài từ cổ xuống chân và khi mặc chui qua đầu.

Áo còn là vật bảo bối để khi qua đời thì đem mặc cho người đã khuất ra ngoài bộ váy áo thường sau khi đã tắm rửa xong. Do đó mỗi gia đình thường cất giữ áo lễ hội rất cẩn thận và thường sắm cho mình những bộ trang phục lễ hội rất đẹp với những họa tiết hoa văn khác nhau.

  1) Sửa luông được may bằng chất liệu vải sợi bông nhuộm chàm màu đen. Cổ áo bên trong được viền vải màu có chiều rộng 4,5cm, từ cổ xuống đến gấu áo gọi là đúp cok sưa và cang sửa. Viền phía ngoài cổ áo ở trước ngực là một đường hoa văn mà óng ánh rộng 1cm, dài 24cm gọi là cangk sửa.

   Tiếp nối từ Cangk sửa là một đường hoa văn màu sáng có thêu chỉ màu xanh, hồng chạy dài đến gấu áo gọi là Lawngk can được đính đè lên dải vải xa tanh đen, kéo từ cổ xuống gấu rộng 11cm.

    2 bên ve áo là 2 dải vải màu hình tam giác cân có thêu hoa văn với màu sắc sặc sỡ óng ánh dài 20cm gọi là" Sonk sửa". 2 Bên nách áo có đính hoa văn hình tam giác cân gọi là én sửa. 2 bên tay áo có ghép 2 mảnh vải màu khác nhau được thêu chỉ màu dọi là "son pai khen sửa". Ngoài ra ở bên trong áo "sửa luông" cũng có một đường viền 2 bên gấu tay áo (cả phía trong và ngoài bằng vải xa tanh đen, trong vải màu gọi là đúp khen sửa dài 13cm).

            Tay dài 34cm;

           Cổ tay rộng 8cm

           Nách rộng 15cm.

    Gấu áo có vải nhiều màu được đính xung quanh gấu rộng 11cm gọi là "đúp tin sửa". 2 bên cạnh sườn và 2 bên nách phía trong được đính 2 dải xanh đỏ, vàng gọi là "đúp sảng sửa".

Áo lễ hội còn được gọi là "sửa luông hoặc sửa xíp xong toongk" vì toong có nghĩa là lòng. Có nghĩa là áo 12 lòng là 12 dùng viền với 12 màu táp ở phía trong. Nhưng sau này người ta không dùng đủ 12 màu và có nơi đã cải biến đi và làm áo mở cúc ở giữa như áo thường.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da