Đây là trang phục của người con trai thuộc tầng lớp trên trong xã hội người Thái trắng ở xã Mường Chiên huyện Quỳnh Nhai. Bộ trang phục này thường được dùng trong những dịp lễ tết, ma chay, cưới xin...
Sự hiện diện của nó đã chứng tỏ rằng nền văn hóa của người thái trắng từ lâu đã rất phong phú và đã đạt đến trình độ khá cao.
* Kỹ thuật chế tác và cách sử dụng:
Toàn bộ trang phục được may bằng thứ vải bông nhuộm chàm đen, đó là loại vải tốt nhất của người Thái trắng, vải phôm pét đên phôm xíp (phôm là từ dùng để chỉ sự phân chia chất lượng vải của người Thái.
- Khăn: được làm bằng một miếng vải thái nguyên khổ, người ta khâu vắt 2 đầu cho khỏi sổ vải là được. Khi sử dụng gấp miếng vải làm tư theo chiều dọc và quấn lên đầu thành từng lớp như khăn xếp của đàn ông dân tộc Kinh.
- Áo dài:
Áo được may theo kiểu thương thu hạ thánh thân áo được hình thành bằng bốn khổ vải Thái. Ngoài ra còn cột thân phụ để khi cài cúc bên sườn không bị hở. Áo được trổ khuy ở bên sườn phải, cúc áo bằng đồng hình tròn. Tay áo được nối giữa ống như các loại áo thái bình thường khác. Áo dài được may bằng vải may từ thời thuộc Pháp.
- Quần:
Quần được cắt may một cách khá độc đáo một nửa 2 ống quần phía ngoài là 2 miếng vải thái để nguyên khổ. Nửa phía trong và đũng quần mỗi bên được ghép bằng một miếng vải hình chữ L lộn ngược. Cạp quần được làm bằng cách khâu táp một miếng vải rộng 15cm. Người ta không làm lỗ để luồn dây rút mà để không quần được may bằng kỹ thuật khâu tay. Khi mặc buộc một sợi dây bên ngoài cạp như đàn bà mặc váy.
|