Chi tiết hồ sơ

Tên Chì lưới (BTSL: 49)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Văn hoá khảo cổ được gọi theo tên địa điểm Đa Bút ở Thanh Hoá, Việt Nam, do Patơ (E. Patte) khai quật năm 1932 và các nhà khảo cổ định danh. Đến nay, đã phát hiện được 8 địa điểm VHĐB, phân bố ở đồng bằng Thanh Hoá và Ninh Bình, niên đại từ trên 4.000 đến 6.000 năm cách ngày nay. Phát triển qua các giai đoạn: Đa Bút, Cồn Cổ Ngựa (lớp trên) và Gò Trũng. Đặc trưng nổi bật là đồ gốm pha nhiều sạn sỏi to, đáy tròn, không chân đế, miệng đứng thẳng hơi loe, thành miệng cao, bụng hình cầu, văn đập hình nan đan.

Đồ đá có sự biến đổi nhanh từ kĩ thuật mài lan thân sang rìu mài toàn thân, kích thước nhỏ, cùng với đục, cưa, cối, chày, dùi, vòng đá hình bánh xe và đặc biệt là chì lưới đánh cá làm từ đá phiến và đất nung hình quả nhót có khía rãnh để buộc dây. Cư dân VHĐB từng khai phá không chỉ ở đồng bằng châu thổ Sông Mã, mà sông Đà cũng có các di vật này, công cụ phục vụ trồng trọt một số loại cây rau, củ; phát triển nghề đánh cá trên sông biển, là một trong những trung tâm sản xuất gốm thời đại đá mới ở Việt Nam. VHĐB có nguồn gốc từ văn hoá Hoà Bình và đóng góp vào sự hình thành các văn sơ kì kim khí ở khu vực.

Chì lưới này có hình trụ tròn, 2 đầu thu nhỏ lại, có lỗ xuyên thủng, làm bằng đất sét nung màu nâu đỏ. Chì dài 5cm; đường kính 2,1cm; đường kính lỗ 0,5cm. Đây là công cụ đã giúp cho những cư dân đồ đá để phục vụ nhu cầu đời sống của họ lúc bấy giò.

Loại hình di sản Khảo cổ học Chuyên đề
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da