Chi tiết hồ sơ

Tên Giỏ đeo nắp (BTSL: 2632)
Địa điểm Bản Hua Ít, Thị trấn Ít Ong, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Ít Ong
Mô tả chi tiết

Trong các nghề thủ công truyền thống của người Thái thì đan lát là một nghề khá phát triển với nguyên liệu tự nhiện như tre mây lại kết hợp với bàn tay tài hoa khéo léo của người đàn ông Thái tạo ra những sản phẩm mây tre đan như dụng cụ đánh bắt cá, đồ đựng, vật dụng trong sinh hoạt. Trong đó lếp là một vật dụng khá ph ổ biến của người phụ nữ Thái.

Giỏ đựng đồ có nắp được sử dụng để đựng kim chỉ nó có ý nghĩa quan trọng trong công việc thêu thùa khâu vá của các thiếu nữ dân tộc Thái.  Ngoài ra nó còn được sử dụng như hòm của dân tộc kinh. để cất giữ tài sản riêng tư của người sử dụng. Đôi khi nó được thiếu nữ mang theo như một túi xách mỗi khi đi ra ngoài. Lếp được làm từ vật liệu cây giang.

Cấu tạo của lếp:

  • Nắp lếp (sài)
  • Cổ lếp (phà)
  • Thân lếp (co)
  • Đáy lếp (cổn)

Thân lếp đan theo kiểu trang trí hoa văn hình răng cưa, chân chó (lai tin ma). Lếp có quai nhằm mục đích giúp cho việc cầm và xách lếp đi thuận tiện. Đây là một vật dụng không thể thiếu của bất kì cô gái Thái vào đến tuổi trưởng thành.Nó cũng là vật dụng đã đặc trưng của nghề truyền thống đan lát của người Thái.

Để hoàn thành được một giỏ đựng đồ có nắp thường mất 3 ngày từ công đoạn đầu đến lúc thành.

 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Kiến trúc cổ Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da