Chi tiết hồ sơ

Tên Bẫy sóc (BTSL: 2649)
Địa điểm Bản Pá Mồng, Xã Nậm Giôn, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Nậm Giôn
Mô tả chi tiết

Ngoài các dụng đánh bắt tôm cá ở sông suối như chai đo, cần câu, xúc cá . người Kháng cũng có những dụng cụ để bắt những con thú trên rừng như nỏ, súng kíp, bẫy sóc, bâỹ cáo. Những nhưng dụng cụ này hầu hết cũng do chính người Kháng nghĩ ra và chế tạo. Có thể nó là nó rất thô sơ nhưng hiệu quả không thấp. Bẫy sóc (Cắp lồ) là một minh chứng. Bẫy sóc này cũng giống như người Thái, nó chỉ khác nhau về tên gọi.

Cấu tạo:

  • Thân bẫy chính: Mé kồ
  • Thanh đỗ: kim cồ
  • Lưỡi bấy: Đang he
  • Dây: Ư cồ
  • Cần bẫy : cón cồ
  • Loại cồ
  • Coong cồ

Cách dùng:

Bẫy sóc được sử dụng vào khoảng tháng 7-8  khi đó những cây sấu quả đã chín sóc sẽ tìm đến ăn. Người ta sẽ dọn sạch gốc cây và bắc lên thân cây ấy 1 đoạn sào dài chừng 2.5m là đường lên cho sóc và treo bẫy lên đó. Khi sóc leo lên sào lên cây người đi đánh bẫy núp kín gần đó sẽ dùng cây sào khác gõ vào cây sào có mắc bẫy. con sóc sợ hãi sẽ chạy lên phía bẫy. Khi nó lao vào lưỡi bẫy nẫy của bẫy sẽ bật ra. Dưới sức mạnh của cần bẫy thông qua dây kéo sẽ làm cho thanh bẫy sập xuống chèn lên cổ con sóc khi đó người đi bẫy chỉ việc ra tháo con sóc ra. Bình thường 1 buổi tối đi bẫy sóc người ta có thể bắt được tới 7-8 con sóc.

Ngoài việc bẫy sóc, bẫy còn được sử dụng bắt chuột, rắn, dúi,... Khi bắt những con này người ta đặt bẫy sóc ở cửa hang, bẫy được đặt xuống và được cố định bởi một thanh gỗ nhỏ giữ thẳng đứng. Khi đó tác dụng của bẫy sẽ như dùng bẫy sóc.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh bẫy sóc


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da