Mô tả chi tiết |
Đồ đá có sự biến đổi nhanh từ kĩ thuật mài lan thân sang rìu mài toàn thân, kích thước nhỏ, cùng với đục, cưa, cối, chày, dùi, vòng đá hình bánh xe và đặc biệt là chì lưới đánh cá làm từ đá phiến và đất nung hình quả nhót có khía rãnh để buộc dây. Cư dân VHĐB từng khai phá không chỉ ở đồng bằng châu thổ Sông Mã, mà sông Đà cũng có các di vật này, công cụ phục vụ trồng trọt một số loại cây rau, củ; phát triển nghề đánh cá trên sông biển, là một trong những trung tâm sản xuất gốm thời đại đá mới ở Việt Nam. VHĐB có nguồn gốc từ văn hoá Hoà Bình và đóng góp vào sự hình thành các văn sơ kì kim khí ở khu vực.
Dọi xe chỉ của ông Đinh Văn Bình được tìm thấy ở Bản Thải, huyện Phù Yên, có đặc điểm: Hình tròn, màu đất nung, đường kính ngoài 3,2cm; đường kính lỗ 0,5cm, cao 3,2cm, trên thân có nhiều vết tròn do bàn xoay tạo thành. Đây là công cụ đã giúp cho những cư dân đồ đá để phục vụ nhu cầu xe chỉ, may vá của họ lúc bấy giờ.
Dọi xe chỉ đất nung này là một vấn đề gợi mở giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về lịch sử Sơn La, có sự so sánh vơi các dọi xe chỉ ở Yên Châu, Sông Mã và Quỳnh Nhai.
|