Xuất xứ từ bàn tay của những người thợ gốm mường chanh với những sản phẩm bền đẹp đủ các thể loại khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu về đồ dùng của nhân dân.
Qua trao đổi gốm mường chanh đã có mặt ở khắp các vùng và ở Ít ong - Mường La là một điển hình.
do thời trước việc lưu thông tiền tệ chưa phát triển nên nhân dân dùng hình thức hàng đổi hàng. Khi khách muốn một chum to nhỏ cỡ nào thì đổ đầy lúa gạo vào chum đó. Giá trị của hiện vật chính là số lúa gạo trong chum đó.
Chum gồm 4 phần
-
Miệng chum (pá ụ)
-
cổ chum (co ụ)
-
Thân chum (khẳng ụ)
-
Đáy chum (cổn ụ)
- Chum có chiều cao 31 cm
- Đường kính miệng 11 cm
- Đường kính đáy 18 cm
Chum không có hoa văn gì , chum có màu đát nung hoặc xám.
Miệng chum nhỏ thân phình để dựng được nhiều rượu cất. Đáy chum có đường kính 18 cm rộng hơn miệng 7 cm. nó có tác dụng giữ cho chum đứng vững. Chum được dùng nhiều để đựng rượu cất và rượu góp một phần không nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và nó cũng là một nét văn hóa đạm bản sắc dân tộc. Và được thể hiện rõ nét qua câu "pay kin pa ma kin lảu" có nghĩa là đi ăn cá về uống rượu.
|