Chi tiết hồ sơ

Tên Vại đựng chàm (BTSL:2501)
Địa điểm Bản Ít, Xã Mường Sại, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Sại
Mô tả chi tiết

Trong các hình thái kinh tế của dân tộc Thái thì nghề thủ công truyền thống khá phát triển.Trong đó có nghề dệt vải từ lúc dệt đến lúc làm ra những sản phẩm mặc, đội.... phải thông qua quy trình chàm vải (nhuộm vải)

Vại đựng chàm (pại tẳng nin) được làm bằng gốm có hình dạng thon miệng và thon chôn, nở ở thân có kích thước như sau:

  • Miệng vại rộng 32 cm
  • Thân vại có đường kính 1.05m
  • Chiêu cao từ chân đến thân là 33 cm

Hiện trong vại có 15kg chàm kết tủa. 

Quy trình làm ra kết tủa như sau:

- Cắt cây chàm cho vào vại ngâm đầy nước trong thời gian 1 ngày 1 đêm. Sau đó vắt lấy nước chàm bỏ cây đi. Sau đó cho vôi vào nước chàm để 1 ngày nước chàm sẽ kết tủa sau đó đổ kết tủa vào vại khác. Sau đó lấy nước ngâm do đổ vào vại đựng chàm. Để 5 ngày khi thấy có váng là có thể lấy để nhuộm vải được. Tỷ lệ nhuộm như sau: 1 cân chàm nhuộm được 6 sải vải.

- có thể nói vại đựng chàm và quy trình làm chàm đã tạo ra những sắc màu và đường nét riêng trong nghề thur công dệt thổ cẩm của người Thái. Để cho chàm và nước ngâm do tan, đều người ta làm gậy sục chàm với hình dáng ở đầu như cái phễu bằng nứa.

- Vại đựng chàm là dụng cụ rất phổ biến trong các gia đình người Thái bởi hình thái kinh tế tự cung tự cấp người phụ nữ tự trồng bông dệt vải may quần áo cho toàn thể gia đình.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da