Chi tiết hồ sơ

Tên Sáo dân tộc Thái (BTSL:2420)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Sáo là nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Thái.

Độ dài của sáo có thể làm một gióng hoặc 2 gióng, sáo được làm từ một loại nứa tép, ống nhỏ, mỏng tiếng Thái gọi là May Pao. Muốn chế tạo một ống sao người ta thường chặt một đoạn nứa tép, một đầu có mấu một đầu rỗng.

Lấy dao gọt mỏng phía mấu một đoạn chừng 2 cm. Sau đó khía đứt một đoạn nhỏ bẩy nhẹ lên cho sát mấu ta sẽ được 1 lưỡi lam, người Thái gọi là Lin cày. Lưỡi gà đưa vào khoang miệng thổi sẽ phát ra âm thanh. Nếu lưỡi cứng rất khó thổi phải gọt mỏng vừa độ rất dễ thổi và âm thanh cho đẹp, lưỡi gà làm bằng nứa sẽ nhanh hỏng vì vậy làm bằng đồng sẽ bền hơn.Cắt đứt 3 phía thành lưỡi gà khi thổi lưỡi gà sẽ rung lên chuyển vào phần cộng hưởng thoát âm ra ngoài ở phần cuối ống.

Nếu quay phần lưỡi gà lên trên thì bên trái ống sáo có một lỗ, bên phải có 5 lỗ được khoét bằng cắt nung nóng dùi và dùi thành lỗ gần tròn.

Cách thổi:

-  Ngậm cả ống sáo vào mồm cho hết phần lưỡi gà hoặc ngậm một bên kín phần lưỡi gà. Khi thổi xoay phần lưỡi gà xuống dưới.

Tay trái: ngón cái bấm vào 1 lỗ bên phải, ngón trỏ giữa, áp út bấm vào 3 lỗ bên trái.

Tay phải: Bấm vào 2 lỗ còn lại bên trái.Khi thổi tay điều chỉnh các phần lỗ tạo thành những âm thanh cao thấp khác nhau.

Sáo đã được trải qua một thời gian dài chế tạo và sử dụng. các thợ đi săn đã đúc kết được kinh nghiệm để sử dụng sáo gọi thú đã đem lại nhiều nguồn lợi cho giới thợ săn. Vì vậy sáo được coi là vật linh thiêng có phép nhiệm màu. Chính vì vậy sinh ra lệ không ai thổi sáo trong nhà. Nên sáo chỉ dùng khi đi chơi, đi nương.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da