Chi tiết hồ sơ

Tên Túi đeo dân tộc Thái trắng (BTSL: 1715)
Địa điểm Bản Nghe toỏng, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

* Ý nghĩa lịch sử hiện vật

   - Trong hành trang khi đi đường của người Thái nói chung và người Thái trắng nói riêng không bao giờ thiếu cái túi.

   - Túi được cả đàn ông và đàn bà người Thái đều ưa dùng. Người ta đựng trong túi những thứ hàng khô và gọn nhẹ như cái đèn pin, mảnh áo mưa, tấm khăn, cái áo....

    - Người Thái dùng túi đeo cả khi đi làm nương làm rẫy hay những lúc đi chơi bời hội hè... Dĩ nhiên túi dùng khi đi nương khác túi dùng khi đi chơi, túi của đàn bà con gái dừng thường được thêu thùa đẹp hơn túi của đàn ông dùng.

    - Sự đa dạng phong phú cũng như sự thông dụng của cái túi đeo đã phản ánh phần nào tính độc đáo phong phú của nền văn hóa tộc người.

* Kỹ thuật chế tác, cách sử dụng:

     - Người Thái trắng dệt riêng một loại vải dùng để may túi, sợi vải phải là thứ sợi săn chắc và được vận đôi như người ta vận thừng, một sợi màu trắng và một sợi được nhuộm màu đỏ sẫm.

     - Vải dệt có khổ rộng, khi cần may túi người ta chỉ cần cắt 2 đoạn vải và khâu ghép chúng lại với nhau. Đoạn dài làm qai và hai đầu thân túi, đoạn ngắn làm thân giữa. Việc trang trí được dùng bằng các sợi chỉ tơ tằm nhuộm màu xanh, đỏ, vàng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da