Chi tiết hồ sơ

Tên Nón tát dân tộc Thái trắng (BTSL: 1720)
Địa điểm Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

- Nón tát là một trong những vật dụng khá đặc sắc của phụ nữ dân tộc Thái trắng - Quỳnh Nhai. Nó thường được chị em sử dụng trong những lúc đi dự lễ hội đình đám hay đi chơi chợ, bởi vậy ngoài giá trị sử dụng là che mưa nắng, nó còn tạo nên một giá trị thẩm mỹ làm cho người phụ nữ có dáng uyển chuyền mềm mại.

 - Bên cạnh đó nón tát còn được dùng để biểu lộ tình cảm, mỗi khi đi đường gặp ai muốn chào, người phụ nữ không cần nói mà chỉ cần giơ tay khẽ nghiêng nón, như vậy người kia đã biết rằng người phụ nữ đó chào mình.

Mô tả: Nón tát không có cấu tạo giống nón người Thái đen mà lại có dáng giống như nón quai thao của vùng quan họ.

Mặt nón có hai lớp: Lớp bên trên được đan bằng nan tre vót nhẵn; Lớp bên dưới được làm bằng lá khâu ghép lại. Chính giữa trên dưới nón được đan một cái rọ bằng tre hình chóp mũ và cài vào.  Rọ này khoi đội nón sẽ ôm lấy đầu chứ không cần dây buộc.

Nón tát được mua của người Thái trắng ở tủa chùa lai châu năm 1988.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da