Chi tiết hồ sơ

Tên Áo phụ nữ dân tộc Thái (BTSL: 1849)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

     - Áo là 1 bộ phận trang phục của phụ nữ dân tộc Thái (ngành Thái trắng - Quỳnh Nhai). Áo thường được may bằng vải sợi bông để trắng, áo này may bằng vải phin trắng. Đây là loại áo ngắn thông dụng "xửa cỏm". Có hàng cúc bướm ở giữa ngực, đây là loại áo xẻ ngực, dài tay, khi mặc áo ôm sát lấy thân người.

     -  Nét nổi bật và là 1 thông tin quan trọng của trang phục phụ nữ Thái có hàng cúc bướm "Mak pém" là loại cúc hình con bướm, bộ cúc này làm bằng bạc, có số lượng là 11 bộ (vì người Thái quan niệm số lẻ là số của sự sống, số của người đang sống là biểu hiện sự chưa hoàn chỉnh đang vươn lên. Mak pém có 2 hàng khuy và khuyết. Khuy gọi là "To po" (con đực). Khuyết gọi là "To me" (con cái) các nhà nghiên cứu cho rằng: hàng cúc bướm là tượng trưng cho sự kết hợp nam và nữ để duy trì nòi giống.

    - Áo (xửa cỏm) của phụ nữ Thái mặc ôm khít lấy người phô phần eo và ngực của người phụ nữ, tay dài, nách được táp thêm miếng vải hình tam giác tạo sự cử động dễ dàng. Chiếc áo rất nổi tiếng bởi sự hài hòa giữa cài phô và cài che, giữa cái giản dị mà không kém phần lộng lẫy.

    - Trang phục phụ nữ còn là tiêu chí để phân biệt giữa 2 ngành thái và tiêu chí lớn nhất là người ta dựa vào cổ áo, áo thái trắng thường được cắt cổ xẻ, thấp xuống.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da