Chi tiết hồ sơ

Tên Áo lễ hội nam Thái trắng (BTSL: 2945)
Địa điểm Bản Nghe toỏng, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

Dân tộc Thái vốn có văn hóa phát triền từ rất lâu đời, có chữ viết riêng, là dân tộc chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước. Nghề trồng bông dệt vải cũng đặc biệt rất phát triển. Họ dệt để tự cung tự cấp, để làm chăn đệm, quần áo, đồ vật trang trí trong nhà như ly đô, màn, gối thêu... Riêng trang phục có 2 loại được phân biệt rất rõ qua cách cắt may, đó là trang phục ngày thường và trang phục lễ hội.

Áo lễ hội của Nam thái trắng được may bằng vải nhuộm chàm màu đen, áo may theo kiểu áo dài lễ hội của nữ Thái đen song ngắn hơn, chỉ mặc quá đến đầu gối, dài hơn áo thường, có xẻ tà và mở cúc trên ngực, nách cài khuy bằng đồng như áo lễ hội của nữ Thái đen, khuy tết bằng chỉ màu tím tơ tằm (có 2 cúc trên ngực và 3 cúc bên dưới nách).

Áo được cắt và khâu theo độ chiết eo, bên dưới phần gấu có độ xòe rộng, cổ cao giống cổ tàu = 3 cm.

- Thân áo dài 83cm, vai rộng 52cm

- Eo rộng 48cm; dưới gấu xòe rộng 70cm

- Xẻ tà từ dưới nách xuống đến gấu là 40cm

- Gấu được vắt 2 cum hình vòng cung.

- Phần xẻ tà có khâu nẹp vắt rộng 3cm

Cổ áo có lót trong xung quanh vai và cổ có bán kính là 12cm gọi là "lịnk sửa".

Áo thường được mặc trong những ngày lễ hội, ngày tết trong ngày cưới chú rể và những người phù rể thường phải mặc áo này.

Ngoài ra áo lễ hội còn được mặc trong tang lễ giành cho người làm "khưởi cốc" tức rể cả đó là người con rể tiễn đưa bố ẹm vợ hoặc người chết lên trời. Áo này còn được mặc cho người nam giới sau khi đã qua đời. Khi tắm rửa và mặc quần áo rồi thì mặc áo "sửa trai" ra ngoài thì hồn của người chết mới siêu thoát được trên mường trời (theo quan niệm của người Thái thì nếu mặc áo kẻ hoặc các mầu khá hồn sẽ biến thành con Hổ con báo lạc trong rừng không lên trời được.

Với những ý nghĩa như trên, do đó mỗi gia đình dân tộc Thái đều có trong nhà bộ trang phục này khi cần thiết để sử dụng. Song ngày nay do xã hội ta ngày càng âu hóa nên nhiều người đã dùng những bộ trang phục mới nên phần nào đã mất đi những giá trị văn hóa riêng có của dân tộc Thái cũng như các dân tộc khác. Nhưng xét về ý nghĩa của nó thì áo lễ hội Nam cũng như các bộ trang phục dân tộc khác cũng rất cần được lưu giữ để cho các thế hệ con cháu chúng ta thấy được giá trị của nó, văn hóa dân tộc Thái.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng nhưng còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da