Chi tiết hồ sơ

Tên Bẫy đánh cá (BTSL:2497)
Địa điểm Bản Hậu, xã Chiềng Bằng, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn xã Chiềng Bằng
Mô tả chi tiết

Sống ven bờ sông đà người THái đã chủ động đánh bắt cá  trên sông để làm thức ăn phục vụ cho đời sống hằng ngày.

Bẫy cá (say lắn) là một loại dụng cụ đánh bắt được sử dụng chủ yếu vào mùa nước lên từ tháng 6 đên tháng 9 hàng năm.\

* Bẫy số 1,2

  • Cao 158 cm, dài 85 cm
  • miệng bẫy: 50x55 cm
  • Cửa bẫy cao 65 cm

* Bẫy số 3

  • Cao 152 cm, dài 100 cm
  • miệng bẫy: 62x57 cm
  • cửa bẫy cao 75 cm

Thân bẫy có hình chóp đan bằng tre phía miệng bẫy là một bộ khung tre, bao gồm hai cột tre nằm dọc hai bên miệng của thân bẫy. Phía trên đỉnh cột tre có một thanh xà ngang có nhiệm vụ giữ chắc hai cột đồng thời để mắc bộ lẫy.

một cánh cửa có thể chay lên chạy xuống trong 2 rãnh của 2 cột tre  nó có tác dụng đóng chặt miệng bẫy khi cá đã chui vào. Cánh cửa là những thanh tre được đan kết lại với nhau.

Bộ lẫy bao gồm:

- Một thanh tre dài 30 cm, một đầu buộc vào cánh cửa bẫy qua một sợi dây dài 40 cm, đầu còn lại nối với chốt bẫy qua một sợi dây dài 70 cm chốt bẫy làm bằng tre dài 8 cm

Hai thanh tre nhỏ dài 40 cm được buộc với nhau qua một đoạn cước dài 20 cm, một thanh đặt nằm trên lưng của thân bẫy, thanh còn lại được bỏ lửng lơ. trong lòng bẫy.

thanh trong lòng bẫy được buộc 6 sợi dây cước ngắn.

Cách cài đặt bẫy:

trước khi nước lên người ta cột chặt bẫy vào hai cây cọc đã đóng sẵn để bẫy không bị trôi. Sau đó kéo cánh cửa bẫy lên vắt thanh tre qua thanh xà ngang. Chốt bẫy sẽ được cài vào thanh tre nằm trên lưng thân bẫy tại quai bẫy (ruỗng). 

Sáu dây cước sẽ được cài chặt vào các nan khi cá đi kiếm mồi chui vào bẫy làm căng các sợi dây cước chốt bẫy sẽ tuột ra khỏi các thanh tre ngáng nằm trên thân bẫy đồng thời cánh cửa bẫy sập xuống đóng chặt cá vào trong bẫy.

Bẫy là một dụng cụ mang tính đặc trưng đầy sáng tạo của đồng bào Thái. Góp phần tăng nguồm thực phẩm cho đồng bào khi cuộc sống còn mang tính tự cung tự cấp.

Quan trọng hơn ăn cá là một tập quán vốn có từ rất xa xưa của người Thái họ đã đúc kết thành một phương châm: Đi ăn cá, về uống rượu. (pay xin pa - ma xin lảu).

 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da