Chi tiết hồ sơ

Tên Áo lễ hội nữ Thái trắng (BTSL: 2935)
Địa điểm Bản Mường Chiên, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

Thái trắng huyện Quỳnh Nhai Tỉnh Sơn La cũng giống như các dân tộc khác có những trang phục đặc sắc được mặc trong ngày lễ hội, chất liệu được làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm màu đen. Áo được cắt may và thêu hết dức công phu và mặc chui qua đầu không mở cúc, may cổ liền (sẻ ngực).

    Áo lễ hội "Sửa luông" thường được chị em mặc diện trong những ngày lễ tết, lễ hội sôn bản, xên mường, ngày cưới, tang ma ... hoặc mùa đông khoác cho ấm.

    Áo may dài từ vai xuống đến chân theo chiều dài của thân hình. Áo cắt thẳng không có độ eo như áo của Thái đen. Phía trong và ngoài cổ được viền nẹp mặt trong màu vải khác (đó là vải hoa, xa tanh đen hoặc vải láng Nam định..) gọi là dọi sửa hoặc còn gọi là đúp coksửa và có một đường viền màu vải sáng màu nhỏ bằng ngón tay chạy dọc xuống gấu gọi là "lăng con sửa".

     Phần viền ở cổ áo liền xuống đến ngực được thêu hoa văn gọi là "cangk sửa".

     Hai bên ve áo có (ngực áo) 2 dải hoa văn thêu viền ánh bạc gọi là "xắm" có tên là "son sửa". Son sửa dài 22cm, bên dưới chân rộng 3cm, bên phía trên hình tam giác nhọn.

    Hai bên nách áo được đính hoa văn hình tam giác cân có thêu hoa sen, hoa bầu... Tùy theo cách trang trí của mỗi người gọi là "én sửa".

    Tay áo phần búp măng, phần gấu tay dài 15cm có đính vải khác màu (xa tanh đen hoặc láng đen, bên trong táp vải màu) gọi là "đúp pai khen sửa". Phía ngoài bên dưới cánh tay cũng được trang trí 2 mảnh vải màu ghép vào nhau có thêu chỉ màu trang trí 2 đường viền gọi là "xéo pai khen sửa".

    Ngoài ra khác với cách may áo lễ hội Thái đen á của người Thái trắng được táp nhiều loại vải màu trong đó phía 2 bên cạnh sườn có đính 4 giải vải màu chạy dọc từ thân áo xuống đến gấu rộng 5cm gọi là đúp xảng sửa.

    Gấu áo cũng được táp bởi nhiều đường viền vải màu phía trước và xng quanh rộng 12cm gọi là "đúp tin sửa".

    2 bên vai gáy được tạp dáng áo bởi 2 đường thằng nhỏ giống đầu đũa làm cho độ dúm áo ôm vào cổ gọi là "ngom bá".

   Áo lễ hội của Thái trắng khác với áo lễ hội Thái đen bởi được táp nhiều vải màu sặc sỡ ở phía trong và ngoài áo. Đó là một cách làm đẹp khi mặc, khi mặc nếu cần người ta có thể lật ngược gấu áo lên dắt vào thắt lưng để cho đỡ vướng, đỡ bị bẩn thì sẽ để lộ ra phần táp phía trong rất sặc sỡ cũng thêm phần sinh động.

    Với người Thái trắng trong tang ma thì ai là phận dâu thuộc họ xa thì sẽ mặc áo lễ hội, còn những người con dâu trong gia đình đã mặc áo tang rồi thì không mặc áo lễ hội. Khi qua đời người phụ nữ cùng mặc áo này.

   Áo lễ hội nữ Thái trắng còn có tên gọi là "sửa trai" khác với áo lễ hội của người Thái đen, áo Thái trắng được thiết kế có 2 loại: Một loại may chiết eo; Một loại may thẳng không có độ eo. Song cách thêu ghép các loại hoa văn hết sức cầu kỳ và tinh tế đó là những hoa văn được thêu ghép và được cắt bởi những vải nhiều màu và giấy bạc theo kiểu thêu lên gọi là "xắm" ở "én sửa", "son sửa", Cangk sửa và lăng can sửa. Điều đó chứng tỏ người phụ nữ Thái trắng đã phần nào thể hiện rất rõ con mắt thẩm mỹ, ý thức làm đẹp rất sâu sắc. Bởi các hoa văn đó do các chị em tự tay cắt dán bằng hồ và thêu rất công phu mà nó xuất phát từ những việc quan sát các cảnh vật thiên nhiên như hoa bầu (bók tảu), hoa mướp (Bók hói) hoặc hoa sen (Bók bua). Tất cả những thể hiện qua con mắt thẩm mỹ và óc sáng tạo của người phụ nữ Thái đã tạp ra những họa tiết làm tôn thêm vẻ đẹp của họ khi mặc trang phục trên người. Nhất là nó lại được đính ghép trên nền vải đen chàm nên càng nổi bật lên cái đẹp, chẳng hạn khi mặc trang phục lễ hội thì bên trong người phụ nữ mặc áo cóm cổ liền đã viền màu đen với cúc bạc trắng; bên ngoài mặc áo lễ hội có cổ áo "cangk sửa" màu sáng óng ánh thêu các họa tiết hoa văn. Ở phía ngoài lại càng làm tôn thêm cổ cao 3 ngấn trông càng nõn nà nên người càng duyên dáng gây ấn tượng hơn.

    Ngoài ra 2 bên ve áo có "son sửa" được thêu ghép mỗi một họa tiết hoa văn lại là một màu sắc sặc sỡ sẽ góp phần tôn thêm bộ ngực vốn đã đẹp khi mặc áo cóm bó sát người ở bên trong và căng tròn hiện lên sau lần trang phục lễ hội bên ngoài.

   Không thể không nói đến "én sửa". "Én sửa" được đính ở 2 bên nách áo. Do vậy khi mặc cơ thể, đôi tay vận động và nách cũng chuyển động lấp loáng như cánh bướm, nửa phần dưới thân áo cũng làm tăng thêm sức bay của bộ trang phục. Ngoài ra băng can chạy dài từ "cang sửa" xuống đến gấu váy cũng tạo ra sự thướt tha duyên dáng cho người mặc áo... Với tất cả những yếu tố kỹ thuật tạo mốt đó từ lâu đời áo nữ thái trắng đã trở thành trang phục của các điệu xòe, điệu múa nón nổi tiếng ở vùng Mường Lay, Mường Chiên.

    Điều đặc biệt khi ta quan sát áo lễ hội nữ Thái trắng với áo nữ Thái đen ta mới thấy rằng: Phía bên trong áo Thái trắng được táp vải bởi những màu sắc ở gấu, ở ngực chạy dài xuống chân áo và 2 bên cạnh sườn cả trước và sau. Đó là một hình thức làm đẹp, thứ 2 là để táp lên phần đường chỉ khâu ghép cho khỏi lộ, Thứ 3 là khi mặc họ thường lộn phía trong ra để khoác nên trông rất đẹp và lộ ra những đường viền rất sang và đẹp hiếm có.

    Ngoài ra dân tộc Thái nói chung và Thái trắng nói riêng có quan niệm là áo có hồn, hồn ngụ ở cổ áo cho nên người ta không mấy khi cho người lạ mượn áo. Chính vì vậy khi cắt áo người ta bao giờ cũng chọn ngày tốt, tháng thuận để cắt áo và may áo. Nếu áo đã rách không được phép vứt linh tinh và thường giữ lại phần cổ áo.

    1) Áo lễ hội "Sửa luông"

- Thân màu đen dài 1m; Tay 33cm

- Vai rộng 62cm

- Cổ bên ngoài được viền bằng vải láng nam định dài 1,1m; Rộng 5cm

"Dọi"

- Là phần cổ phía trên táp vải hoa xanh hòa bình nền trắng, phía dưới nổi từ cổ xuống là táp vải màu đỏ cờ và xa tanh màu xanh lá cây rộng 0,5cm; dài 88cm.

- Cangk sửa màu đỏ thêu hoa văn màu vàng xanh.

- Lăng can sửa hoa nhỏ màu vàng cam nền màu nâu xẫm, chỉ xanh và chỉ hồng.

- Son sửa có hoa văn màu đỏ, tím và nền xanh lá cây bạc màu.

- Én sửa có hoa văn là hoa sen "bók bua" màu tím, hồng, xanh xung quanh có hoa văn quả núi "hon cáy".

- Đúp tin sửa có vải màu hồng, vàng chanh và vàng cam, màu tím xung quanh là vải chàm xanh mực nhạt, rộng 10cm.

- Đúp xảng sửa là màu vàng và đỏ rộng 5cm, dài 1m.

- Pai khen sửa là vải xa tanh màu đen dài 15cm, búp măng đúp vải hoa màu xanh hòa bình nền màu sáng trắng.

- Cạnh đúp vải màu xanh, đỏ thêu chỉ màu đỏ.

     2) "Sửa luông" áo lễ hội

- Dài 1,15m; Rộng 65cm; Tay dài 37cm

- Cổ liền phía trong đúp bằng vải kẻ ka rô rộng 5cm

- Cổ phía ngoài là vải láng nam định rộng 5cm; dài 1,20m

- Nách rộng 15cm, cổ tay 85cm

- Cang sửa màu vàng chanh thêu hoa văn màu hồng điểm xanh viền ánh bạc.

- Son sửa hoa văn màu đỏ, vàng, nền xanh ngọc

- Đúp cang và lăng can sửa là vải kẻ ka rô và màu xanh ngọc.

- Đúp xảng sửa là màu đỏ và vàng

- Én sửa có thêu hoa sen chỉ màu hồng, xanh, tím trên nền vải màu vàng chanh.

- Lăng can màu sáng trắng thêu chỉ màu hồng + xanh + vàng.

- Đúp tin sửa là vải màu xanh lá mạ, màu đỏ và kẻ ka ro xanh đỏ.

- Pai khen xửa đúp phía trong là màu xanh trứng xáo, phía người là vải láng đen dài 14cm hình búp măng.

- Pai khen sửa được đúp bằng vải lụa màu xanh lá mạ và màu đỏ thêu hoa văn màu hồng, vàng nghệ và xanh + trắng.

     3) Sửa luông (áo lễ hội)

- Dài 1,05m; Rộng 70cm

- Tay dài 27cm

- Nách rộng 13cm

- Cổ tay búp măng rộng 8cm

- Đúp pai khen sửa bên trong là vải lúa màu trắng bên ngoài là vải láng Nam định viền vải xanh tơ tằm và vải đỏ thêu chỉ màu hồng + xanh.

- Dọi sửa (dúp cang, co sửa) vải hoa nền có màu hồng hoa màu mận chín rộng 3 cm bên dưới là vải màu đỏ + màu xanh + màu tím hoa cà xen cải bên ngoài là vải gấm hoa màu đen.

- Lăng can là vải hoa màu mận chín có điểm hoa màu xanh

- Dây nhỏ 1cm; dài 72cm

- Kang sửa màu đỏ thêu hòa văn hình quả trám màu xanh + vàng, có nẹp viền ánh bạc.

- Son sửa có hoa văn màu đỏ, xanh, vàng thêu trên nền xanh.

- Sảng sửa đúp vải màu đỏ + vàng

- Tin sửa sửa đúp vải màu xanh xí lâm + trang trí thêm màu xanh + đỏ rộng 12cm.

 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng nhưng còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da