Rìu đá này của ông Bình Thanh ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên Phủ, ông Bình Thanh cho biết chiếc rìu này là của cha ông để lại do đó không xác định được thời gian và địa địa chính xác tìm thấy rìu, gia đình ông coi rìu như một báu vật trong gia đình.
Rìu có đặc điểm: Dài 14cm; lưỡi rộng 4,5cm; rộng đốc 3,2cm; dày 1,5cm.
Rìu đá tứ giác khá lớn, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng; phần đốc thu nhỏ hơn phần lưỡi chút ít; mặt cắt thân hình chữ nhật; lưỡi hơi cong, mài vát lệch. Rìu được mài toàn thân, chế tác rất cẩn thận và chắc chắn, nhưng lại bị phong hóa mạnh vì rìu nằm trên mặt đất lâu năm.
Rìu đá này thuộc niên đại hậu kỳ đá mới, sơ kỳ đồ đồng cách ngày nay khoảng 5000 năm.
Rìu này là hiện vật quan trọng, cần thiết giúp các nhà nghiên cứu lịch sử về cuộc sống, văn hóa cội nguồn từ thời xưa ở Tây Bắc. Mối liên hệ và so sánh giữa Sơn La, Lai Châu và Điện Biên
|