Sáo cũng là một trong những nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Thái, và thường được sử dụng trong những dịp cúng Mường, cúng bản, Xên hươn, xên Mường... cúng ma cho nên Sáo có tên gọi là Sáo mo (pí một).
Sáo có tên gọi như vậy nên cũng có cấu tạo khác hẳn với các loại sáo khác cũng được chế tác từ một loại cây giống nứa.
Sáo gồm có 3 phần chính: - Phần đầu
- Phần thân
- Phần đuôi
- Phần đầu: cách đốt khoảng 1cm được khoét lõm và lắp 1 lưỡi gà bằng đồng dài 2cm.
- Phần thân: được khoét 9 lỗ âm, trong đó có 1 lỗ âm chủ trên thân sao (cách đầu sáo 22cm được gắn xung quanh bằng sáp ong rừng và có một tấm kim loại vừa có tác dụng bảo vệ, vừa tạo âm chủ).
Các lỗ còn lại cũng đều có những âm thanh khác nhau, tùy theo bài xên (cúng) mà thầy mo sử dụng.
- Phần đuôi: Được tính từ đốt dóng đến cuối dóng, phần đốt đáy phía ngoài được giữ nguyên, phía trong lòng ống được đục thủng thông với thân sáo.
Cách thổi: ngậm kín phần lưỡi gà và thổi hơi vào và các ngón tay mở hoặc bịt các lỗ âm tùy theo lời của bài hát.
|