Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ trang phục phụ nữ dân tộc Xinh Mun (BTSL: 3008)
Địa điểm Bản Nà đít, Xã Chiềng On, Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Yên Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng On
Mô tả chi tiết

Phụ nữ dân tộc Sinh Mun trước đây có trồng bông dệt vải để cắt khâu quần áo, chăn màn, đệm, gối, ga… để phục vụ cuộc sống sinh hoạt trong gia đình. Hiện nay nghề dệt của họ đã bị mai một họ chỉ dùng vải của dân tộc Thái đen để cắt may đồ dùng nên văn hóa có nhiều nét tương đồng với dân tộc Thái.                          

Bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Sinh Mun gồm có:  

1. Khăn Piêu (cóp):

Khăn được làm từ vải chàm đen thêu ở 2 đầu khăn. Khăn dài 2 m rộng 40cm. Hai đầu khăn thêu hình quả chám bằng các loại chỉ màu xanh, đỏ, tím, vàng kết hợp, pha trộn vào với nhau mép khăn phần thêu được khâu nẹp bằng vải đỏ và có góc khăn được đính cút piêu tác dụng của Khăn piêu là để làm đẹp và che nắng, che mưa.                  

2. Áo cóm (À gàng)

Áo được cắt từ vải chàm đen do chính chị em làm để sử dụng thân áo dài 48cm, rộng áo 45cm, dài tay áo 51cm, áo may bó sát thân, cổ tròn có chân ôm bó sát lấy cổ, nách áo nối thêm 1 phần vải cắt hình tam giác để khi mặc cử động sẽ thoải mái hơn. Mép tà áo làm nẹp từ cổ xuống hết thân để khâu cúc bướm. Bộ cúc bướm chế tác 1 bên khuy và một bên cài. Với một ý nghĩa sâu sắc đó là sự kết hợp giữa nam và nữ để sinh sôi nảy nở, sinh tồn.              

3. Váy (hun)

Làm bằng vải chàm đen dài 105cm, rộng 140cm, cập cao 10cm khi mặc ta gập váy lại theo độ rộng eo của người mặc về phía trước mặt, gấp cạp váy xuống rồi dùng thắt lưng quấn vòng quanh chắc chắn.                    

4. Thắt lưng (xống)

Được làm bằng vải tơ tằm màu xanh đậm, dài ... rộng. Hai đầu thắt lưng viền vải đỏ để trang trí làm đẹp. Khi dùng gấp thắt lưng to hay nhỏ tùy người sử dụng, quấn chặt vòng quanh cạp váy để tạo eo và giữ cho váy khỏi tuột.            

5. Xà cạp (păn canh)

Làm bằng vải chàm đen hình tam giác, đầu cạp dùng để quấn vào bắp chân vì phụ nữ sinh mun thường mặc váy ngắn nên xà cạp là để bảo vệ đôi chân và để làm đẹp và giữ ấm.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da