Mô tả chi tiết |
Người Kháng là một nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam. Họ có nhiều tên gọi trước ngày giải phóng (1952), trong dân gian gọi họ là Xá - Xá khao (Xá trắng). Tên gọi chính thức trong danh mục 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là dân tộc Kháng.
Ngôn ngữ Kháng có sự pha trộn nhiều ngôn ngữ dân tộc Thái, trong đó có nhiều từ rất gần với ngôn ngữ Việt - Mường và có cả từ ngữ Khơ mú.
Việt
|
Mường
|
Khơ mú
|
Kháng
|
Ông nội
|
Tả
|
|
Tả
|
Bà nội
|
Giá
|
|
Giả
|
Ông ngoại
|
Mống tửa
|
|
Mổm
|
Bà ngoại
|
Mống cải
|
|
Oòng mốm
|
Nhà (ở)
|
Nhà
|
|
Nha
|
Lá
|
Lá
|
Thăn
|
La
|
Măng
|
Băng
|
|
Băng
|
Má
|
Mả
|
Glế
|
Ma
|
Vợ
|
|
Hiệc
|
Lế
|
Gà
|
|
Kdôn
|
Fiến
|
Trứng
|
|
|
Dôn
|
Người Kháng cư trú chủ yếu ở gàn con suối, bên bờ sông đà, nhưng lại sinh sống bằng nghề chủ yếu nương rẫy, trồng các loại cây lúa nếp, ngô, đậu tương… Người Kháng ở dọc tuyến từ Than Uyên, tỉnh Lào Cai, Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sơn La và Tuần giáo Tỉnh Lai Châu.
Đặc trưng văn hóa Kháng tuy bị chịu ảnh hưởng của văn hóa Thái và có sự pha trộn một số dân tộc khác nhưng nhìn chung, văn hóa nghệ thuật còn tồn tại đến ngày nay có cái nét riêng, gồm có sinh hoạt văn hóa lễ hội, có tiếng hát (giọng hát), có âm nhạc và múa, đôi nơi còn giữ được vào chi tiết trong trang phục, trang sức… (hai diềm áo cóm, trang sức con ốc biển và túm hạt cườm đeo cổ và vấn tóc)
Xéh Pang Ả là một loại hình sinh hoạt văn hóa, phong tục, có yếu tố tín ngưỡng mượn cớ Sa man. Tính chất sa man có biến đổi, trộn lẫn hiện thực được biểu hiện ở phần xòe múa - là phần hội (Phần lễ có yếu tố Sa man, phù thủy do thầy cúng (pà ả). Ngoài lễ hội Xéh Pang Ả, ở người Kháng không có lễ hội nào khác.
1. Tên lễ hội: Xéh Pang Ả
Xéh là xòe múa, Pang trong trường hợp này ta hiểu là ngày hội, ngày hội múa. Ả là loại hình (nghĩa tưng ứng) như lễ then, bụt, … Sa man phù thủy (hàm ý). Do đó chỉ nên để nguyên tên gọi là "Lễ hội Xéh Pang Ả"
2. Đối tượng tôn thờ là:
Mối Pà Ả (thầy cúng) thờ "hồn bảo vệ" (tương tự thánh thần của người Mường - Việt). Linh hồn bảo vệ cho Pà Ả (thầy cúng) và giúp Pà Ả tìm ra "ma ngặt" (hồn ma) làm cho con người ốm, đau và "pà ả" nạn nhân cúng lễ "ma ngặt" không làm ốm, chết. Hàng năm Pà Ả tổ chức cuộc vui, mời "ma ngặt ả" hưởng lễ vật và đồng thời những người được "Pà Ả" làm cho khỏi bệnh được coi là "Cuôn liêng" (con nuôi) đến dâng lễ, tạ ơn và cầu cho hồn của các con nuôi lành mạnh, không hay ốm đau, làm ăn phát tài, giầu sang.
Phần lễ "ban hồn lành" cho các cuôn liêng (con nuôi) xem như là trọng tâm. Nhưng bao giờ cũng phải có phần dân tổ tiên (ma ngặt nha = ma nhà), cúng "Tỷ ma ngặt sơ un" (ma trời), "ma ngặt bản" (ma hồn bản), cầu xin, cho phép dân bản được đánh trống (chủng) "Xéh bẳng om" (múa dỗ ống).
Xéh Pang Ả do thầy ả chủ trì và làm tại nhà, được coi như một lễ tết cho cả bản, sau lễ hội Xéh Pang Ả bước vào mùa làm nương rẫy, các gia đình người Kháng không ăn tết, thay vì ăn cơm mới là tết của họ.
3. Lễ hội Xéh Pang Ả:
Là lễ hội phong tục, tín ngưỡng. Tổ chức tại khuôn lòng nhà sàn, trừ khi cúng lễ "ma ngặt bản" Thầy cúng (pa ả) đem lễ vật (mâm cúng = con gà) ra cúng ở nơi nhà thờ thần thổ địa (chỗ gần bến nước, có cây cổ thụ to) hoặc đơn giản hơn là sân dưới chân cầu thang phía đàng trong. Còn tất cả lễ và hội đều diễn ra trong nhà cho tới góc sàn sạp (chỗ sàn phơi).
Lễ hội Xéh Pang Ả, trong công trình này chúng tôi được tới dự thực địa hai lễ hội của hai ông: Quàng Văn Bóng (sinh năm 1927) tại bản Bon xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Và ông Lò Văn Láo ở bản Hát Hố, xã Chiềng On, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Như nói ở trên: hai địa điểm trên tuy có khác nhau về địa giới, hai địa danh của hai tỉnh, nhưng hai địa điểm này rất gần nhau, có chung địa giới bản, có mối quan hệ chẳng những đồng tộc mà còn là anh em, họ hàng và các con nuôi (cuôn liêng) của hai Pà Ả có ở nhiều bản trong đồng bào Kháng ở hai xã này. Do đó mỗi khi tổ chức lễ hội Xéh Pang Ả bà con đến dự rất đông.
4. Lễ hội Xéh Pang Ả tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 âm lịch.
Bản Noong Luống, xã Phình Sáng, Tuần giáo, Lai Châu vào ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch tức ngày 17/11/1999.
Bản Bon (cùng xã) do ông Quàng Văn Bóng tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 11 âm lịch tức ngày 17/12/1999.
Ở vùng Quỳnh Nhai, xã Chiềng Ơn (Sơn La) thầy Pà ả ở bản Phiêng Bóng, tổ chức vào ngày 16 tháng 11 âm lịch tức ngày 23/11/1999. Và ông Lò Văn Láo, bản Hát Hố tổ chức vào ngày 16 tháng 12 âm lịch tức ngày 23/12/1999.
Ngày tháng tổ chức các lễ hội trên không thay đổi. Nhưng không phải năm nào cũng tổ chức. Do tùy thuộc vào kết quả thu hoạch mùa màng nương rẫy, có được nhiều thóc lúa, nuôi được con lợn, gà và làm được rượu cần hay không mới loan báo với bà con tổ chức lễ hội. Cũng có thể tổ chức liền hai, ba năm rồi nghỉ độ 2, 3 năm sau mới làm tiếp. Thường những năm tiếp theo lễ hội to hơn, đông hơn năm trước. Do đó một đời làm Pa ả, tính từ tuổi 30 trở lên cho tới 60 - 70 tuổi cũng chỉ độ vài ba chục lần là thầy Pa Ả trở nên có uy tín lớn và phải khá giả về kinh tế lắm mới làm tới già được.
Cho dù tổ chức lớn, đông người tới dự thì lễ hội cũng chỉ diễn ra trong 4 ngày: gồm 2 ngày đầu chuẩn bị, làm các việc: vào rừng lấy tre nứa làm ống để múa, cây để chế tác các vật hình nộm. Hai ngày chính thức vào lễ và hội, trong đó ngày cuối chủ yếu là ăn và uống rượu cần. Nếu ghi ngày chính thức như ở trên thì chưa thực đầy đủ. Bởi ngay đêm thứ 2 phần lễ đã được tiến hành sau khi việc chế tác cây "Săng bloóc" (cây hoa nhân tạo) Pà ả đã làm lễ với tổ tiên (tỷ ma ngặt nha), lễ vật bằng 3 con cá sông hay suối, loại cá có vẩy như cá chép hay cá gáy. Lễ cúng ở ngay giữa gian, phía dưới chỗ đặt thờ tổ tiên. Trường hợp cúng lễ vật bằng cá là của Pà ả Lò Văn Láo, bản Hát Hố xã Chiềng On, Quỳnh Nhai, Sơn La. Bản ở bên bờ Sông Đà. Còn Pà ả Quàng Văn Bóng ở xã Phình Sáng, huyện Tuần giáo, Lai Chua thì lại vật lễ cúng bằng con gà, khoảng độ gần một cân (kg). Nơi này thuộc vùng cao, con suối nặm din không còn cá nữa.
Lễ hội Xéh Pang Ả không diễn trò, gia chủ cùng con cháu phải chuẩn bị cho có đủ hàng trăm chiếc ống tre nứa, dài từ 1m đến 1,5 m. Có đường kính từ 0,4 - 0,5cm. (Ở hai lễ hội đã được dự, số ống tre đếm được 250 trên 300 chiếc ống) dùng làm đạo cụ múa, cũng vừa là làm một loại nhạc cụ, mỗi người vào vòng múa đều có một cây đổ xuống tấm ván đặt dọc theo khoang nhà, dọc liền 3 -4 gian trong nhà.
Làm lại bàn thờ Pang ả: Bàn thờ là một phên nứa đan: dài 1m, rộng trên 50cm. Bàn thờ Pà Ả Lò Văn Láo đơn giản, khi buộc lên trên đầu vách, chỉ đặt đĩa vỏ lá trầu, và treo túm tua chỉ ở mép ngoài, với con dao nhọn đẽo bằng gỗ dài chừng 30cm. Bàn thờ Pà Ả của ông Quàng Văn Bóng, đặt trong bàn thờ: một hình nhà gọi là "nha ả", đẽo gọt hình 2 con chim koke (chim cu gáy) 2 con "Bồ luống" (con rồng hình chum) 4 con vẽ mầu đỏ, trắng, gắn dọc dìa ngoài bàn thờ, đầu ngoảng ra ngoài. Và đặt vài bông hoa mào gà đỏ xen giữa các con vật. Một con dao nhọn bằng gỗ, quệt sọc đỏ trên lữoi dao. Von dao này, khi làm lý sẽ đem xuống để làm lý.
Một đoạn tre hay nứa bắc ngang trên sà, cây sào này để vắt hàng chục chiếc khăn vải trắng có diềm tua đỏ.
Cây "săng bloóc" cốt cây hoa là một đoạn cây nứa, đường kính chừng 5cm, dài chừng trên 3m, từ sàn đến gàn mái. Cách mặc sàn 1m trở lên, cây nứa đục lỗ, để cắm 26 (số chẵn) cành hoa (làm bằng tre, trẻ mỗi que 4 nhánh) mỗi đầu nhánh gắn với "con ve" (hình nan tết giống con ve) (gọi là bồ chẳn) đầu lạt thừa tẽ ra như những chiếc chân, đầu chân bẻ cong queo, nhuộm phẩm đỏ, phẩm tím (hoặc mầu xanh lá cây). Cây Săng bloóc được đặt dưới, trước bàn thờ Pang ả cách khoảng 2m, tại gian thờ Pang ả. (gian này ngày thường để khách nằm ngủ). Thân cây hoa cắm thêm những bông hoa mào gà đỏ. Nẹp thêm cây hoa, hai cây mía trắng và một cây mía vỏ tím. Treo vào gốc cây hoa 2 hình nan con cá, một chiếc hoa chuối rừng, một bắp ngô và một sâu mục nhĩ khô. Buộc ốp bên cây hoa 2 ống tre tượng trưng ống nước để đổ nước vào các chum rượu cần. Hàng chục chum rượu cần của chủ nhà (2 chum to) và các con nuôi đem đến đặt hết vào nơi chân gốc cây hoa.
Xếp đặt vào cây Săng bloóc gồm có:
1. Cây nứa làm cột trụ
2. Trên đỉnh cột gồm nhiều khoanh gỗ tròn xếp chồng lên nhau, biểu thị số lần tổ chức Xeh Pang Ả của Pà Ả
3. Mía cây buộc ốp dọc thân cây nứa.
4. Cây đao (sò o) còn gốc cũ và lá. Gần cuối cuọc lễ hội, chặt bớt phần ngọn lá biến thành hình dáng cái bừa để diễn trò bừa ruộng.
5. Một đoạn gốc cây chuối (lăm la) có phần củ, chặt bỏ lá, được buộc ốp vào gốc cây hoa, khi làm trò, bỏ ra, buộc thân dây để kéo, biểu tượng cai cầy, cày ruộng.
6, Một cái hoa chuối rừng
7. Một bắp ngô
8. Một sâu mục nhĩ khô
9. Hình xương hai con cá (tết bằng nan)
10. Hình con cá (đan bằng nan)
11. Hoa mào gà đỏ
12. Các que cắm hình bông lúa, có các con ve đậu, số que chẵn, mỗi que có 4 con ve đậu. Có tới 26 que (26 x 4 = 104 con ve)/
13 lá có mùi gọi là Na long hạt.
14. Khăn vải (cũ + mới) 50 - 60 chiếc cho đến trên 100 chiếc.
- Rượu cần:
Gia đình chủ lễ Pang Ả, ngoài hai chum rượu cần to (hai người khiêng) thêm 4 - 6 chum nhỡ, nhỏ. Số con nuôi ít thì chủ phải làm nhiều chum hơn.
Mỗi con nuôi một chum, mỗi cuộc sau khi tan cuộc, đếm được trên vài ba chục chum. Số chum nhiều biểu thị lễ hội lớn, đông người đến dự.
5. Đồ cúng và những con vật hiến sinh.
1. Lợn do chủ nhà 1 con, nhỏ thì thêm thịt các con khác, gà. Chủ nhà từ 3 đến 6 con và cá 3con.
2. Các con nuôi: mỗi người 1 con gà, không có gà thì cá 3 con (to nhỏ tùy) hoặc con xóc hay chuột khô.
3. Mỗi con nuôi, với số vật con trên bầy vào một mâm (mâm đan bằng lạt tre nứa) ít xôi chín.
4. Chủ nhà còn phải chuẩn bị làm sẵn 50 - 60 các "choọh" tức mẩu đốt cây nứa như hình cái chén uống nước. Thày vì cái bát đựng rau và măng. Mỗi mâm cúng của con nuôi đặt 2 chiếc (cốc chén loại này). Không dùng bát, đũa (2 chục mâm sẽ tới 40 cái, chủ nhà phải làm sẵn cho)
Lá chuối rừng lấy về thay vì bát đĩa lót làm cái đựng thịt, cơm, cá…
Khoai sọ, bí đỏ, bí xanh xôi chín làm vật thờ (không dùng để boi vào áo như người Khơ mú - Xinh Mun.
Những nguyên liệu để chế tác, những đồ ăn, thức dụng, các con vật hiến sinh trong lễ kể trên, tuy rất đông người đến dự nhưng không có con hiến sinh loại gia xúc lớn như mổ tới con trâu, con bò, nếu có mổ tới con dê chỉ để dùng thịt thêm vào thức ăn. Ở đây chủ yếu là gà, cá, con xóc, chuột rừng và con lợn là to nhất. Và mọi công việc tiến hành gọn trong 4 ngày không dây ra ngày thứ 5.
6. Qúa trình diễn tiến của lễ hội Xéh Pang Ả
Thường các lễ hội này, họ không nói hai ngày chuẩn bị mà chỉ nói tới ngày chính thức. Trong thực tế hai ngày chuẩn bị đều nằm trong tiến trình lễ hội, kể cả ngày cuối cùng, phần lễ chỉ diễn ra không quá 2 giờ đồng hồ, còn sau đó (cả ngày, thậm trí đến đêm hôm đó là ăn uống, không có vui chơi. Cuộc ăn uống kéo dài, bởi cuộc ăn là dịp để giao lưu mọi chuyện.
- Ngày thứ nhất: Người trong nhà cùng con cháu vào rừng lấy cây, tre nứa, lá chuối rừng, cây chuối, cây đao, hoa mào gà đỏ, dây lá có mùi (thum thủm)… Với số chủng loại, định lượng đủ để chế tác và dùng đủ trong ngày diễn ra lễ hội.
- Ngày thứ hai: Mọi người tập trung vào chế tác làm cây "săng bloóc" làm lại bàn thờ Pang ả, chặt nứa làm "choóc" đựng rau, măng. Riêng ống "bẳng òm" (ống gậy để múa) chặt sẵn trên rừng. (choóc và ống để múa có tới hàng trăm cái, tùy thuộc lượng người con nuôi và người đến dự, múa). Công việc làm khá tỉ mỉ, phức tạp, có thứ chế tác mới, người vừa học vừa làm. Mọi việc phải gói trọn trong 1 ngày xong, không được để dây ra ngày hôm sau.
Tối hôm này, gia chủ cúng tổ tiên bằng cá nướng, không có cá thì thay vì mổ con gà cúng. Báo cho tổ tiên (ma nhà = "ma ngặt nha") biết công việc sắp diễn ra Xéh Pang Ả chính thức vào ngày mai.
Mâm cúng đơn giản: đặt ở hai nơi: Mâm cúng đặt ở nơi thờ tổ tiên, con cá hoặc gà, mổ phanh, để con gà nằm ngửa đặt trong mâm đan, chén rượu, gói xôi nhỏ, ông chủ (pà ả) khấn vài câu (lời khấn như nói).
Mâm cúng thứ 2, đặt giữa gian chính, đồng thời sau cúng khấn mọi người ngồi vào ăn tối luôn. Mục đích mâm cúng này là báo cho hồn (vía) con cháu trong nhà sẽ có tổ chức lễ Xéh Pang Ả là việc của gia đình. Khấn xong, mọi người cùng ăn uống vui vẻ tại chỗ.
- Ngày thứ 3: là ngày chính thức vào lễ, sáng sớm con cháu họ hàng mổ những con hiến sinh:
Chủ lễ (pà ả) đan một con gà, con dao, bát hứng tiết đến ngay nơi thờ ma nhà (ma ngặt nha - tổ tiên) khấn vài câu, cắt tiết tại chỗ. Xong đem vào bếp dùng nước làm lông.
Cúng ma trời ở góc sàn trong, sáng ngày thứ 3 họ mới dựng nơi thờ này bằng đặt một miếng ván vào góc tam giác của sào phơi (cũng là góc sàn, cách mạt sàn cao độ 1,50m. Đặt vào trên miếng ván cái mẹt trong đó đĩa đựng hai cái chén, một bát gạo, trên gạo một quả trứng sống, 1 cái bát không, sau sẽ là bát đựng tiết gà, áo mặc của pà ả (đây là mâm cúng ma trời của ông Láo, còn mâm cúng ma trời của ông Quàng Văn Bóng thì mỗi người trong gia đình phải có bấy nhiêu áp đã mặc được đặt cạnh phía trên mẹt). Một cây nứa dài cắm bên cạnh đó, trên ngọn treo móc một chuỗi vòng lạt từ trên rủ xuống sát mặt mâm (mẹt)
Pà ả hoặc một ông già trong bản đến khấn lời khấn có gieo miếng "sấp ngửa", một sấp, một ngửa chứng tỏ "ma ngặt xưa" đã từ trời xuống dự. Khấn xong, cắt tiết 2 con gà tại sạp. Đồng thời ở dưới sân cắt tiết 1 con dê (13kg hơi) ở phía chân cầu thang đàng trong.
Trong nhà, tại giữa gian phía dưới nơi thờ ma nhà, đặt mâm cúng. Và đem con lợn (16kg) đến, Pà ả khấn báo cho vía hồn các con nuôi (ngồi quanh mâm). Khấn xong cắt tiết con lợn tại đó. Nơi này cúng sẽ là nơi trung tâm bầy đạt mâm các con nuôi đem đến cúng.
Sau khi các con vật giết mổ, làm chín bầy vào các mâm cúng. Tuần tự khi cắt tiết con gì, chỗ nào, các mâm cúng đặt vào vị trí đó. Ai cúng chỗ nào trước đó thì khi bày mâm cúng xong người đó đến khấn cúng chỗ đó.
Đầu tiên cúng ma nhà (cúng gà)
Thứ 2 cúng ma trời, ngoài sạp (cúng gà)
Thứ 3 cúng vía hồn các con nuôi, tức là mâm cúng con lợn nơi mâm cúng trung tâm giữa nhà.
Mỗi con nuôi lại có một mâm (nhỏ) riêng, trong đó có một con gà hoặc cá đem bày phía trên dưới chân cây "săng bloóc", Mâm cá con nuôi đặt vào vị trí, Pà ả chưa khán cúng. Cúng khấn ma nhà, ma trời với hồn các con nuôi ở nơi trung tâm xong thì bầy mâm cơm. Mọi người ăn cơm cũng vừa trọn hét quá nửa ngày thứ 3 - (12h - 15h). Xong bữa trưa
Từ 15 giờ - 24 giừo: Cuộc Xéh Pang Ả và chính thức hát cúng pang ả.
Đầu tiên pà ả làm lễ "Ma ngặt bản" trước kia làm lễ tế này tại khu rừng cổ thụ ở bến nước. Nay không còn nhà lễ, Pà ả bày mâm lễ (gồm con gà luộc chín với bát gạo có đặt quả trứng gà sống trên bát gạo, hai đôi đũa, tất cả trên cái mẹt làm mâm cúng. Bên cạnh có chiếc "chủng" (trống da dài 1,06m, đường kính 0,42m) Pà ả khấn báo "ma ngặt bản" rằng pà ả làm Xéh Pang Ả, xin phép được đánh trống và Xéh pang. Khấn xong, pa ả đánh nhịp trống Xéh pang (không đánh hồi). Sau đó trống được khiêng lên nhà và treo lên xà ở góc gian ngoài. Trống Xéh và Xéh pang bắt đầu. Thanh niên, nam nữ, già trẻ… mỗi người cầm một ống nứa dỗ vào trên mặt ván đặt dọc, dài cả khoang nhà phía dưới trung tâm, người nối người thành hàng, tay cầm ống, tay bá vai nhau, nối nhau đi dọc tấm ván. Đường đi ban đầu theo chiều cùng chiều kim đồng hồ mà chuyển dịch. (mỏi tay mới đổi chiều, nhịp dỗ và vận chuyển trên sàn nhà rung chuyển, vang xa. Liên tục 8 - 9 tiếng đồng hồ.
Cùng lúc với cuộc trống xòe và dỗ nhịp xòe ống, pà ả bắt đầu vào cuộc hát cúng, có một cây sáo làm đồng đệm cho pà ả hát.
Pà ả và người thổi sáo lam ngồi ở dưới bàn thờ pà ả với mâm cúng không có thịt cá. Mâm cúng nan tre đan, lót lá chuối, trong đó có bát gạo, quả trứng đặt trên gạo, đĩa vỏ, lá trầu, mấy mẩu nến sáp ong, thỉnh thoảng châm cho cháy, một chiếc đèn dầu thắp sáng và một con dao nhọn (không có dao sắt thì vót gỗ làm thành hình dao nhọn, dài chừng 30 phân).
Giọng hát của pà ả hòa với điệu pí (sáo) hát theo từng hồi, hết một hồi nghỉ uống rượu cần, hoặc pha trò hút thuốc Lào, say … những diễn trò này chỉ làm ở nơi chỗ pà ả ngồi hát cúng.
Trong khi hát cúng và diễn trò trong trạng thái như "ma nhập hồn" tính chất sa man lúc này được biểu lộ, như say như tỉnh, xem ra như giả vờ rất rõ.
Dưới chân gốc cây "săng bloóc", đặt ở đó tất cả các chum rượu cần. Mới chum cắm 2 hoặc 4 chiếc cần và đổ nước lá vào đầy, từng đợt người (không xòe) đến đó uống (không có chum nào cắm 1 hay 3 cần). Như vậy: cùng lúc thầy pà ả hát cúng, thổi pí đệm thì người múa cứ múa, người uống rượu cần cứ uống. Trong nhà, càng về khuya càng đông người, nhà lúc nào cũng trật cứng người là người.
Từng người con nuôi xếp hàng vào gần thầy pà ả làm trò bói uống rượu và đem gà, cá, xóc khô đặt trước mặt pà ả (lúc này pà ả ngồi quay lưng ra, sau là mâm thờ "ma pà ả"). Người đến ngồi, đem vật lễ bỏ ra gần trong đó ngoài gà, cá, sóc khii có gói xôi. Pà ả rót 2 chén rượu, pà ả đưa cho người con nuôi uống một chén, pà ả uống một chén. Sau đó đặt 2 chén rượu lên con dao, đưa cho con nuôi ngậm miệng chén gạt xuống cho rơi xuống chiếu, 2 chén rơi sấp hay ngửa, theo lời khấn của pà ả: cùng sấp hay cái sấp, cái ngửa, đúng như lời khấn. Ví dụ: Số phận vía hồn lành, không hay ốm đau hoặc "người chưa trồng, vợ có lấy được chồng, vợ hạnh phúc…" Nếu dùng miệng gạy đôi chén không theo ý lời khấn thì phải làm lại nhiều lần … cho đến lúc sấp hay ngửa của đôi chén như ý thì pà ả chia đôi đồ lễ (gà, cơm xôi hay cá hoặc con xóc khô) Pà ả bỏ trai rượu cho người bên cạnh để trút vào chum. Còn gà hay cá và xôi đều bẻ đôi phần con gà luộc chín, có đầu pà ả bỏ vào chiếc giỏ (phần của pà ả) cá thì chia con, 3 con pà ả lấy 2 con. Phần còn lại Pà ả véo lấy một ít rồi chia đôi, đưa bón vào miệng cho người được bói, còn nửa pà ả bón cho người thổi pí. Người được bói, được miếng bón ăn, lập tức véo lấy miếng thịt bón lại cho pà ả. Hết người này đến người khác.
Sau trò bói, bón cơm, pà ả đốt nến sáp gắn vào lưỡi dao đứng dậy đi ra vòng quanh đám múa ống. Mỗi đầu tấm ván, pà ả dừng lại khấn "cuộc vui pà ả vui vẻ" không để "ma ngặt hại" đến phá. Sau đó pà ả trở lại chỗ ngồi hát cúng của mình tiếp tục hát múa. Người xòe cứ xòe, người uống rượu cần cứ uống. Người đến dự có đói thì nhà gần về nhà ăn bữa tối, còn ai ở xa thì tự tìm lấy cơm mà ăn. Tức là bữa tối không thành bữa. Cuộc vui đến khoảng 23 - 24 giờ nghỉ. Đám thanh niên múa cúng đã tìm được đôi, đưa nhau đi ngủ (tại chỗ hoặc sang các nhà bên cạnh). Mục đích của đám trung niên đã có chồng, có vợ cùng vào xòe để giải tỏa tâm hồn. Còn lớp trẻ vừa vào nhịp xòe vừa biểu thị mình thả hồn vào xã hội người lớn, thâm nhập, hòa vào một cuộc tìm đôi nứa. Biết địa chỉ, hẹn hò, thăm viếng nhau những ngày làm mùa nương mới..
- Ngày thứ 4: ngay từ tờ mờ sáng, tức là trời con tối lắm. Pà ả thức dậy lúc nào dàn múa và trống chiêng nổi lên ầm ĩ. Nối tiếp cuộc xòe thâu đêm vậy. Pà à người thổi pí vào ngổi vị trí như hồi hôm hát cúng. Tất cả anh em, con cháu cùng vợ pà ả ngồi vây bên mâm cúng, pà ả quay lại cầm lấy đôi đúa làm động tác gắp thức ăn trong mâm. Mâm cúng lúc đó còn lại mấy củ khoai sọ, bí đỏ, củ từ được sôi chín, bát đựng rau, măng (mẩu ống nứa thay bát) pà ả lấy đầu đũa như chấm vào các thứ bầy trong mâm rồi đưa lên ngang miệng (động tác giả đưa thức ăn vào miệng). Rồi chỉ vào phía chum rượu vít cần, bảo mọi người cùng uống rượu cần.
Từ đây, hơn một giờ đồng hồ nữa giành cho diễn trò: Ném còn - những người ngồi quanh mâm, ném qua ném lại, bằng quả còn bé nhỏ, ai không bắt được phải uống đôi chén rượu. Kể cả Pà ả không bắt được cũng phải uống rượu (cuộc ném còn như trò chơi trẻ con ngồi ném một vật hình quả còn ném chơi vui vậy).
Tiếp đến trò cầy, bừa ruộng. Họ dỡ lạt buộc đoạn cây chuối ở gốc cây "săng bloóc" ra, buộc một đoạn dây thừng vào đầu củ cây chuối và cây đao (chặt bỏ phần lá) làm hình cái bừa, cúng buộc dây thừng vào. Người kéo dây thay trâu kéo, pà ả và người làm trâu, người đi sau cái cầy, bừa đều đội nón lá. Pà ả cầy đi trước, tốp bừa đi sau. "cầy" từ gốc cây "săng bloóc" đi ra vòng quanh đám xòe ống, trở lại bên gốc cây "săng bloóc". (tốp đi cầy về lại uống rượu cần). Pà ả tiếp tục khấn một hồi cuối.Và trò cuối cùng, dùng 4 chiếc cần (đặt ngang đường vuông góc tại điểm giữa) trên miệng chum rượu cần và đặt vào đó chiếc đĩa, pa ả đứng chứng kiến, ở mối đầu que cần một người cầm tay cùng nâng (khiêng) chiếc đĩa lên. Gọi là "Khiêng rượu lên trời". Tám người đều tay nhắc chiếc đĩa lên. Nhắc lên, không làm đổ, rơi chiếc đĩa là "tốt lành, làm ăn ai cũng khấm khá". Nhắc lên không đều tay, để đĩa rơi là "súi" phải làm lại. (Làm lại bao giờ đến đồng đều, không để rơi đĩa mới thôi). Làm tới 4 lần mà vẫn rơi, tất nhiên phải làm lại cho được, nhưng điều đó chẳng ai muốn. Một trò có ý nghĩa thể hiện rằng mọi người cần đồng lòng hòa thuận, đoàn kết nhất trí cùng làm sẽ nên.
Khi tiến hành đến trò "khiêng rượu lên trời" thì đám xòe ống kết thúc. Không đánh trống chiêng và dỗ ống xèo múa. Pà ả như tỉnh giấc, trước khi cất bỏ cây "săng bloóc" pa ả dỡ múa cây ra, chặt dóc, làm thành miếng nhỏ ném vãi ra cho mọi người, ai bắt được hoặc rơi vào ai, người đó được "Ma ngặt ả" cho lộc, phúc lành. Phần các nghi lễ đến đây là kết thúc (vào lúc 3 giờ ngày thứ 4). Thời gian từ 8 giờ cho đến hết ngày, gia đình chủ lễ bước vào cuộc ăn uống đến hết ngày.
Sau ngày lễ hội "Xéh pang ả" trống chiêng được (phải) cất đi, nghĩa là không ai được đánh trống chiêng theo nhịp điệu xòe múa nữa. Đồng bào Kháng bước vào mùa nương rẫy.
Với những năm không tổ chức được lễ hội "Xéh pang ả" thì họ lui lễ "ăn cơm mới vào những tháng 10 - tháng 11 âm lịch thay vì lễ hội "Xéh pang ả". Nhà nào khắc tổ chức ăn nhà ấy, bằng cúng lễ dâng cốm và thóc gạo luộc (khẩu háng - Thái) và mời anh em họ hàng trong bản đến ăn vui, không có đánh trống chiêng xòa múa (múa ống)
Tuy nhiên một số bản ở gần người thái trắng cũng có một số gia đình, nhân lên nhà mới hoặc ăn tết theo người Thái trắng có xèo thì chỉ trống chiêng và xòe (xòe vòng) như người Thái tuyệt nhiên không có xòe ống như trong lễ hội Xéh pang ả.
Tục ăn cơm mới có ý nghĩa tổng kết vụ mùa năm cũ, khai mở mùa làm ăn năm mới. Với vị thế không gian và thời gian, tính chất qui mô của Xéh pang ả, mang ý nghĩa của một lễ hội phong tục. Mặt khác, do những lý do lịch sử, điều kiện, đời sống con người trong mối quan hệ thiên nhiên xã hội, tâm lý, tâm linh… sự ra đời, tồn tại những loại hình sinh hoạt dân gian không tránh khỏi, trong đó cả yếu tố tín ngưỡng, yếu tố mê tín dị đoan trong các lễ hội phong tục, chưa một sớm một chiều loại khỏi đời sống sinh hoạt của đồng bào chưa thể loại trừ được. Tuy nhiên, ở từng con người (pà ả) từng nơi (trong dân), khoa học kỹ thuật, dân trí chưa được đổi mới, nâng cao đời sống kinh tế, yếu tố mê tín dị đoan còn lại nhiều hay ít trong họ.
Với 2 cuộc lễ hội, chúng tôi được dự, theo dõi từ khâu chuẩn bị đến buổi kết thúc, chúng tôi cảm nhận thấy mấy điểm rút ra như sau:
1. Vai trò, tồn tại của pà ả:
Pà ả là một loại thầy cúng có những phẩm chất và mánh lới trong hành nghề: Trước hết là thông minh thuộc lòng nhiều câu vần vè, biết một số cây lâm dược và cách chữa bệnh thông thường ít người biết được.
Hai là nắm được một số "luật" bí truyền về thiên nhiên, bát quái, đếm ngày giờ … Ba là có thể biết một số thuật, ảo và những loại hồn mà trên trời, dưới đất, trên núi, dưới sông, suối, rừng khe vv… Nắm bắt nhanh nhạy và biết ứng đối, ngụy biện rất giỏi. Bởi do nhiều lý do, họ nắm được cái huyền bí làm bí quyết để họ hành nghề. Biết khá nhiều điều người khác không bít. Có thể gọi họ thuộc một loại "tri thức dân gian", do đó về mặt nào đó được người đời tin vào "thuật" của pà ả, làm theo pà ả.
2. Hàng năm tổ chức lễ hội có xòe múa, ăn uống vui vẻ, là một sinh hoạt văn hóa, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Ở đây có hai phần: Phần lễ do pà ả điều khiển. Phần múa và âm nhạc cho múa do khối quần chúng đến dự và múa. Người biết dắt dẫn người chưa biết, người chưa biết nhiệt tình làm theo. Tức là truyền nghề tại chỗ và tranh thủ học để vừa cho cuộc vui hôm nay, vừa để biết cho cuộc vui cho những lần sau.
Về làn điệu hát cúng và pí đệm tự do, không cần phụ thuộc vào nhịp phách được lặp đi lặp lại triền miên. Trong khoảng giai điệu không đổi, chỉ đến khi dỗ dành hồn (vía) trở về thì tiết tấu nhạc được dẫn vào khuôn nhịp rõ ràng và hấp dẫn, ngọt ngào, làm cho người nghe thấy nhẹ nhàng như được giải thoát tâm linh vậy.
3. Về mặt hạn chế là điều khó tránh khỏi bởi chừng mực, con người còn phụ thuộc vào thế giới tự nhiên, trình độ con người có hạn, quá bé nhỏ. Những cũng thấy một điều các pà ả do không có sách vở ghi lại. Việc học truyền khẩu và ở mỗi người trí thông minh khác nhau. Mặt khác trong xã hội luôn có biến đổi, cái hiện tượng mới đang xen vào. Đồng thời, khoảng cách giữa các cuộc lễ hội, vài ba năm mới có điều kiện làm lại, nên mỗi lễ hội có chiều hướng giảm bớt nghi thức, ngày một đơn giản hóa đi nhiều. Có người làm lấy lệ, làm cho qua, bỏ bớt chi tiết, giữ lại phần khuôn hình cơ bản.
|