Chi tiết hồ sơ

Tên Công cụ sản xuất gốm Mường Chanh (BTSL: 2465)
Địa điểm Xã Mường Tranh, Mai Sơn, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mai Sơn Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Tranh
Mô tả chi tiết

Công cụ sản xuát gồm có 20 bộ phận:                                                                                                    

1- Bàn xoay:

Theo tiếng dân tộc gọi là Khiên, một bàn xoay tròn. Thân bàn xoay liền với mặt của bàn xoay có hình chóp cụt (12 cạnh). Dưới thân bàn xoay là trụ bàn xoay (lắc khiên) một đầu được nối với bàn xoay còn 1 đầu được chốt chặt với thân cối.                                                  

2- Cối dã đất:

Là một hộp gỗ, một đầu được gắn với trụ bàn xoay, một đầu được khoét sâu làm cối dã, cối có hình tròn bề mặt. Cối dã này theo tiếng dân tộc gọi là chóc tăm đin.  

3- Chậu đựng nước (Áng xó nặm):

Miệng đáy và thân tròn, chậu đựng nước để chống dính khi người thợ tạo dáng và tạo hoa văn cho sản phẩm gốm.    

4- Chậu đựng tro bếp:

Chậu đựng tro để rắc lên mặt bàn xoay để chống dính giữa đáy sản phẩm gốm với mặt bàn xoay. Chậu này đồng bào gọi là Áng Xó Tau.          

5- Ván để sản phẩm gốm mộc (pẻng tẳng hay):

là một tấm ván có hình chữ nhật ván có tác dụng giữ nguyên đáy sản phẩm và ngăn cách chống dính giữa đáy sản phẩm gốm mới làm với mặt đất.                                                                                                                                                  

6- Rìu tre cắt đất (Bi tra):

Là công cụ để cắt đất có phần lưỡi sắc. Cán rìu khuyết, rìu có tác dụng tạo dáng hiện vật và cắt bỏ chừng phần thừa của sản phẩm.      

7- Vải nhung nước để tạo dáng (phả hồi chụp năm):

Vải có hình chữ nhật được gấp làm bốn, vải được các thợ thủ công nhúng nước để khi tạo dáng và làm hoa văn vừa nhàn vừa không dính.                                                                                                                                                            

8- Lược gọt đất (Bi kiểng):

Hai cái to (Bi kiểng nha ứ), hai cái nhỏ (Bi kiểng nọi). Lược to để tạo dáng những sản phẩm có kích thước lớn. Lược nhỏ để tạo dáng những sản phẩm có kích thước nhỏ. Cả 4 lược đều có các cạnh sắc có tác dụng gọt đất và tạo dáng sản phẩm.                        

9- Dây cắt đất (Mà tắt đin):

Có cán cầm bằng tre vót tròn và một sợi dây cước, dây có tác dụng cắt tạo mặt phẳng của sản phẩm.                                                                                                

10- Ông xít đất (cỏng ka sit):

Được cấu tạo giống như cái bơm pittong, silanh, vỏ pit tông là một ống tre. Một đầu được đan bảo vệ, còn một đầu để cả đất và mặt tre đất dóng được đục lỗ tròn để khi ấn silanh đất rẻ đùn ra ở lỗ này thành dây tròn dài và dây đất này được người thợ gắn vào sản phẩm gốm tạo thành hoa văn đường chỉ lỗ.

11- Ống tre dàn đất làm đáy sản phẩm (May tặp cổn hay):

Phía trong ống đựng tro béo để rắc chống dính khi dàn mỏng đất làm sản phẩm.

12- Dùi lỗ bằng tre (Chi dệt hu):

Được vót bằng tre, một đầu tù và một đầu nhọn. Người thợ dùng dùi này để dùi lỗ cần thiết khi sản phẩm gốm cần có ...      

13- Kiếm tre cắt đất (Láp hay):

Được vát như một con dao có hai lưỡi sắc đầu nhọn ở phần cán có khía để tạo hoa văn sóng nước khắc vạch. Kiếm tre thường được dùng khi cắt đáy của sản phẩm và chạm khắc hoa văn.                                                                                                                 

14- Chày dã đất (Xá tăn điu)                                                                                                                      

15- Sọt đựng và ủ đất (Quầy xá đin):

Đáy sọt thưa được lót bằng bao tải, thân sọt tròn, có hai quai để sỏ đòn khiêng và vận chuyển sọt có thể chứa được 100kg.

16- Sọt gánh chum (Quầy háp hay):

Gồm hai sọt được đan thưa như kiểu đan lồng gà, mỗi sọt có thể chứa được 1 chum to loại 10 lit. Sọt có hai tai để sỏ đòn gánh khi vận chuyển chum gốm đi xa, trao đổi buôn bán.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da