Di chỉ đá cũ Văn Pán nằm ở bậc thềm thứ 2 của tả ngạn sông Đà, cao hơn mực nước sông Đà vào mùa cạn khoảng 5m (công cụ nằm trong cát hoặc trên mặt đất, nằm giữa các hố đá).
Năm 1996, Đoàn khảo sát đã tìm thấy công cụ tại di chỉ, nhưng đã đặt tên là Hát Luồm 2 và 4 hiện vật cũng được đánh số từ 96HL1 đến 96HL4, thật ra di chỉ này nằm trên đất Quỳnh Nhai, nên đặt tên là di chỉ Hát Luồm là chưa chính xác.
Năm 1997, Đoàn khảo sát đặt tên di chỉ này là di chỉ Văn Pán, thu được 58 hiện vật như sau:
- Công cụ dạng hạch: 1 tiểu bản
- Công cụ phần tử cuội: 2 tiểu bản
- Công cụ rìu dọc: 14 tiểu bản
- Công cụ rìu ngang: 18 tiểu bản
- Công cụ rìu xiên: 3 tiểu bản
- Công cụ 3 rìa: 1 tiểu bản
- Công cụ cuội bổ: 4 tiểu bản
- Công cụ mũi nhọn: 11 tiểu bản
- Mảnh tước: 1 tiểu bản
- Phác vật rìu: 3 tiểu bản
Nhìn chung công cụ cuội có kích thước khá lớn, kỹ thuật ghè đơn giản và thô sơ.
Di chỉ Văn Pán thuộc thời đại đá cũ, tuy nhiên sự có mặt của các hiện vật rìu cho giả thuyết di chỉ có văn hóa thời đồng thau.
|